25/03/2017 07:00
Khi con “cắn ti”, dù đau điếng mẹ cũng đừng la oai oái mà phải lập tức…
Mẹ càng la thì con càng thích thú, cứ thế mà tiếp tục "cắn ti" mẹ. Thậm chí có bé còn cười tươi hớn hở khi thấy mẹ đau nữa.
Bất kì người mẹ nào khicho con búcũng từng “nếm mùi đau khổ” khi bị con cắn. Không chỉ cắn, nhiều bạn nhỏ còn nghiến cả hai hàm lại, làm mẹ đau điếng hết cả người. Bé nào chưamọc răngcòn đỡ cho mẹ, còn bé đã mọc vài cái răng mà còn thích “cắn ti” thì ôi thôi, mẹ đau thấu cả trời.
Những lúc đó, mẹ chỉ biết la oai oái lên rồi mà thôi. Nhưng khổ nỗi, càng la thì con dường như càng thích thú, vậy là cứ thế mà tiếp tục cắn vào bầu vú mẹ. Thậm chí có bé còn cười tươi hớn hở khi thấy mẹ đau nữa. Đúng là “lũ quỷ nhỏ” mà!
Tuy nhiên, việc mẹ la lên sẽ khiến bé không hiểu được mình đã sai và phải ngưng cắn mẹ. Do đó, mỗi khi bị con “cắn ti”, mẹ đừng la lên nữa mà nên nghiêm mặt nói với con rằng: “Mẹ đau”, đồng thời dừng việc cho bú. Khi rút bầu vú ra khỏi miệng con, mẹ nên đưa ngón tay vào miệng bé rồi nhẹ nhàng rút ra, để tránh bị đau.
Khi rút ra rồi, bạn nhìn thẳng vào mắt con rồi nghiêm túc nói với con rằng việc con cắn như thế sẽ làm mẹ đau và mẹ không thích bị như vậy. Mẹ đừng nghĩ rằng bé không hiểu, 1 lần chưa tác dụng thì 2 lần, 3 lần. Dần dà bé sẽ nhận ra cắn mẹ là mình sẽ không được bú nữa, từ đó sẽ bỏ tật cắn.
Ngoài việc làm trên, mẹ cũng nên kiểm tra xem bé có đang mọc răng hay không bởi mọc răng khiến bé khó chịu, muốn gặm bất kì thứ gì để giảm đi sự khó chịu đó. Không chỉ vậy, mẹ bị con “cắn ti” cũng có thể do con nằm bú không đúng tư thế.
Do đó, để tránh bị con cắn, bạn nên để đầu ngực sau răng, hàm của con khoảng 2cm, nằm ở phía trong cùng của vòm miệng.
Ngoài ra, con cũng phải nằm đúng tư thế: tai và vai cùng một đường thẳng, cả bụng và ngực đều áp vào mẹ. Nếu mẹ để đầu ngực ngay hàm, răng bé thì mẹ mới bị bé cắn. Bú đúng khớp ngậm, bé sẽ không cắn mà mẹ cũng không bị cọ xát, gây ra hiện tượng nứt cổ gà, làm mẹ đau, bé bú mút không hiệu quả.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp