07/06/2020 01:01
Khám phụ khoa là gì? Nên khám vào thời điểm nào?
Khám phụ khoa là gì? Lúc nào nên khám phụ khoa? Khi thăm khám có đau không? Đây luôn là nỗi bận tâm và lo lắng của đa số chị em.
Đối với những chị em chưa lập gia đình, chưa có kinh nghiệm khi thăm khám sẽ có nhiều ngại ngùng, lo lắng khi đi khám phụ khoa. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp chị em những thắc mắc trên.
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là những khảo sát, thăm khám tại cơ quan sinh dục của nữ giới, gồm có âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, vòi trứng và buồng trứng cũng như hai bầu vú. Khám phụ khoa tức là khám hệ cơ quan sinh dục và sinh sản.
Khác với nam giới, do vốn có giải phẫu sinh lý phức tạp hơn, khám phụ khoa ở nữ giới nên được xem là một phần trong thăm khám định kỳ hằng năm với mục tiêu kiểm tra tình trạng sức khỏe và tầm soát bệnh lý nếu có. Từ đó, người bệnh có cơ hội điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm khi đã muộn màng.
Khám phụ khoa bằng dụng cụ chuyên dụng: mỏ vịt. Ảnh minh họa |
Có thể khẳng định rằng khám phụ khoa là việc sức cần thiết và quan trọng. Chỉ em cần tiến hành thăm khám đều đặn để bảo vệ cơ thể tuyệt đối. Vì thông qua việc thăm khám bác sĩ sẽ nhận định được tình hình sức khỏe hệ sinh dục, sinh sản. Đồng thời có thể phát hiện kịp thời những rối loạn hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
Đặc biệt khám phụ khoa còn giúp các bạn nữ có thêm thông tin, kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Và nhất là có cái nhìn chân thực hơn về những vấn đề liên quan đến cơ quan sinh dục. Do đó chị em đừng nên e ngại khi khám phụ khoa.
Khi nào nên khám phụ khoa?
Khám phụ khoa hầu như không có một thời điểm “vàng” nào hết. Thay vào đó chị em cần đi khám định kỳ khoảng từ 3 đến 6 tháng/lần để đảm bảo an toàn. Riêng trong một số trường hợp nhất định chị em cần tiến hành thăm khám. Tiêu biểu như:
Hệ sinh dục có dấu hiệu bất thường
Một khi các bộ phận vùng sinh dục có dấu hiệu bất ổn chị em cần thăm khám ngay. Đây là điều cơ bản giúp chị em bảo vệ cơ thể hoàn thiện để hạn chế các hệ lụy về sau. Vậy biểu hiện chính cần khám phụ khoa là gì? Hầu hết là các vấn đề chính như sau:
- Đau vùng chậu kèm theo sự khó chịu ở vùng bụng.
- Âm đạo chảy máu bất thường.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Dịch âm đạo trở nên bất thường.
- Thường đau hoặc cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín.
- Kinh nguyệt khi đi có chuyển màu hoặc mùi hôi.
- Các vấn đề bất thường có liên quan tới vấn đề tiểu tiện,…
Bị đau sau khi quan hệ
Đau khi quan hệ được phân thành nhiều loại. Tuy nhiên dù là biểu hiện nào nếu cơn đau dữ dội có dấu hiệu kéo dài thì cần thăm khám ngay. Đặc biệt trong hợp hợp có máu chảy bất thường hãy nhanh chóng đến bác sĩ tư vấn. Bởi vì điều này có thể là do cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng.
Khi quan hệ bị đau nên thăm khám bác sĩ thường xuyên. Ảnh minh họa |
Trước khi kết hôn và trước khi mang thai
Việc thăm khám sức khỏe trước khi kết hôn cũng như trước khi mang thai rất tốt. Điều này giúp chị em có cái nhìn tổng quan về sức khỏe sinh sản của mình. Đồng thời dễ dàng đưa ra các chiến lược khoa học khi có nhu cầu sinh con. Và nhất là có thể bảo vệ con yêu sau này tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.
Quy trình thăm khám phụ khoa là gì?
Trên thực tế vấn đề này còn tùy thuộc vào cơ sở làm việc của chuyên viên y bác sĩ. Tuy nhiên, theo các chuyên khoa sản phụ thì quy trình thăm khám đa phần rất đơn giản, không đau đớn. Bởi lẽ khi thăm khám chủ yếu thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài
Đầu tiên khi khám phụ khoa chị em sẽ được tiến hành khám lâm sàng ngoài bộ phận sinh dục. Đồng thời kiểm tra luôn vùng bụng để xem có bất kỳ tổn thương hay u cục nào không. Bước này thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt và tay. Vì thế chị em sẽ không phải lo đau đớn gì.
Bước 2: Khám bộ phận sinh dục trong bằng những dụng cụ chuyên dụng
Sau khi đã kiểm tra sơ qua bên ngoài bác sĩ tiếp tục dùng dụng cụ chuyên dụng khám tiếp. Tiêu biểu như sử dụng mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra các bộ phận. Đồng thời lấy luôn mẫu dịch âm đạo cũng như tế bào tử cung để soi, làm xét nghiệm.
Thông thường việc sử dụng dụng cụ y tế này làm nhiều chị em khá lo ngại, sợ đau đớn. Tuy nhiên trên thực tế mỏ vịt đã khử trùng trước và bôi trơn. Do đó ít tạo nên cảm giác đau đớn khi thăm khám.
Bước 3: Siêu âm
Khi khám phụ khoa kỹ thuật siêu âm đầu dò sẽ được áp dụng. Thông qua việc siêu âm bác sĩ có thể quan sát các bộ phận ẩn sâu bên trong. Ví dụ như vòi trứng, tử cung, buồng trứng,… Có thể nói đây là kỹ thuật có phần phức tạp.
Tuy nhiên nếu bước này bạn được thăm khám bởi bác sĩ tay nghề cao thì không phải lo. Hầu hết lúc này chị em chỉ có cảm giác khó chịu một chút. Nhất là khi các dụng cụ vào sâu trong cơ quan sinh sản.
Khám phụ khoa không đau như chị em tưởng tượng. Ảnh minh họa |
Bước 4: Khám phụ khoa bằng tay
Đây là bước cuối cùng khi thăm khám phụ khoa ở nữ giới. Công đoạn này bác sĩ sẽ đeo găng tay bôi trơn đặt 1 đến 2 ngón tay vào âm đạo kiểm tra. Ví dụ như xem xét hình dạng tử cung, sau cổ tử cung hoặc phát hiện khối u trực tràng… Bước thăm khám này rất đơn giản nên chị em không phải lo đau rát gì.
Khám phụ khoa cần lưu ý điều gì?
Khi khám phụ khoa chị em cần chú trọng khá nhiều điều. Đây là vấn đề cơ bản giúp quá trình thăm khám được trở nên thuận tiện hơn. Đồng thời đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác. Và cụ thể lưu ý ấy là:
- Vệ sinh khu vực âm đạo sạch sẽ. Không vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn.
- Nếu đang hành kinh cần chờ 3 ngày sau mới đi khám.
- Không quan hệ trước từ 1 đến 2 ngày.
- Không nên sử dụng bia rượu, đồ ngọt, dầu mỡ.
- Mặc quần áo sao cho đảm bảo sự thoải mái.
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, đừng e ngại mà hãy chia sẻ.
- Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất.
Hy vọng với những thông tin trên đây, chị em sẽ có cái nhìn tổng quan để không còn ngại ngùng hoặc "sợ hãi" khi đi khám phụ khoa nữa nhé!
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp