Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khách vay ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm nay

Ngân hàng

20/06/2024 15:36

Nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh Ngân hàng Nhà nước chính thức duy trì chính sách cơ cấu nợ cho người dân, doanh nghiệp đến hết năm nay, thay vì phải dừng từ cuối tháng 6.

Thông tư 02 về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 6 này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06, kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12 năm nay.

Theo Thông tư 02, các khách hàng vay đủ điều kiện sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (không nhảy nhóm nợ). Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu nợ. Thời gian cơ cấu không vượt quá 12 tháng từ ngày khoản nợ đến hạn.

Khách vay ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm nay- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sau khi cơ cấu, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro theo lộ trình. Trong đó, dự phòng phải trích bổ sung với các khoản nợ cơ cấu lại được thực hiện theo hai giai đoạn, tối thiểu 50% vào ngày 31/12/2023 và trích đủ 100% cuối năm 2024, theo Dân trí.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ theo dõi sát tình hình triển khai Thông tư 06.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; trong đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết ngày 31/12/2024.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tình hình kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2024 cơ bản ổn định, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi. Song, tình hình kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024. Trong hoàn cảnh đó, Quốc hội và Chính phủ đưa chủ trương hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, phục hồi phát triển nền kinh tế.

Chủ trương của Quốc hội và Chính phủ là tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2024. Do vậy, theo Ngân hàng Nhà nước việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, góp phần hỗ trợ phục hồi phát triển nền kinh tế.

Đối với hệ thống tổ chức tín dụng, Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng phải xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng như trong trường hợp không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ và phải thực hiện trích lập bổ sung đầy đủ vào ngày 31/12.

Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, việc kéo dài thời hạn của Thông tư 02/2023/TT-NHNN đến ngày 31/12, tổ chức tín dụng đã có đủ nguồn tài chính để xử lý rủi ro như trong trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành.

Vì vậy, trường hợp kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư đến hết ngày 31/12 sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế trích lập dự phòng rủi ro kéo dài thời gian cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với hệ thống.

Việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN đến ngày 31/12 sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu của tổ chức tín dụng và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, theo VTV.

Đến ngày 14/6, tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023; tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng, doanh số tín dụng mà các tổ chức tín dụng đã cung ứng ra nền kinh tế trong gần 6 tháng cao hơn doanh số của cùng kỳ 3 năm trước.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Các ngân hàng được chỉ đạo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement