Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khách hàng của Vinaphone bị kiện đòi 1,1 tỉ đồng cước phí chuyển vùng quốc tế

Chính sách - Hạ tầng

16/08/2017 12:06

Mặc dù không đi nước ngoài, nhưng nhà mạng cho rằng thuê bao của khách hàng phát sinh cước chuyển vùng quốc tế với số tiền 1,1 tỉ đồng chỉ trong vòng 14 giờ. Vụ việc hy hữu này vừa được VNPT kiện ra tòa án TP.HCM để yêu cầu khách hàng trả tiền.

Chiều 15/8, TAND TP.HCM xử phúc thẩm vụ án dân sự giữa Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) kiện bà Sỹ Truyền Hoàng Ngân (ở quận 5, TP.HCM) đòi 1,1 tỉ đồng cước phí điện thoại.

Trước đó vụ án này được TAND quận 11 xử sơ thẩm và bác đơn kiện của nguyên đơn. Sau đó, bên nguyên kháng cáo yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét bản án.

Không gọi vẫn bị tính cước 1,1 tỉ đồng?

Theo đơn khởi kiện của VNPT, ngày 1/7/2014, bà Ngân có ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông với một chi nhánh viễn thông TP.HCM (thuộc VNPT). Hợp đồng này thể hiện, Viễn thông TP.HCM cung cấp cho bà Ngân sim điện thoại thuê bao trả sau số 0918100xxx.

Ngoài việc gọi trong nước, bà Ngân còn sự dụng sim này để gọi chuyển vùng quốc tế không bị giới hạn bởi vị trí của máy gọi, vị trí máy nhận cuộc gọi, loại máy. Sau khi nhận số sim trên, bà Ngân ký quỹ 5 triệu đồng, khi nào không sử dụng dịch vụ này nữa sẽ được nhân lại tiền ký quỹ.

Đại diện nguyên đơn trình bày tại tòa rằng, chỉ trong 5 ngày hòa mạng (từ ngày 1/7/2013 đến ngày 6/7/2013) thuê bao của bà Ngân phát sinh cước cao bất thường trong 14 tiếng với số tiền 1,1 tỉ đồng tiền cước gọi, sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Nhận thấy có bất thường nên Viễn thông TP.HCM đã ngưng cung cấp dịch vụ, yêu cầu bà Ngân thanh toán cước phí nhưng bà Ngân không thanh toán.

VNPT kiện khách hàng để đòi 1,1 tỉ đồng cước điện thoại

Tại tòa, bà Ngân không đồng ý với số tiền 1,1 tỉ đồng và cho rằng, phía VNPT đã giải thích hợp đồng không đúng nội dung đôi bên giao kết. Bà chỉ đăng ký sử dụng dịch vụ gọi chuyển vùng quốc tế trong trường hợp khi thuê bao ở nước ngoài, hoàn toàn không có việc gọi quốc tế mà không bị giới hạn bởi vị trí máy gọi, máy nhận như phía nguyên đơn trình bày. Hơn nữa, trong hợp đồng không có thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ gọi quốc tế.

Đại diện cho bà Ngân cũng cho biết, khi ký quỹ 5 triệu đồng, giao dịch viên giải thích số tiền này là ngưỡng cước phí gọi tối đa, nếu cước phí quá số này thì sẽ bị chặn cuộc gọi. Trong hợp đồng, giao dịch viên còn ghi thêm chữ “ngưỡng 500” và giải thích là ngưỡng cước cuộc gọi trong nước một tháng không quá 500.000 đồng.

Trong bản tự khai với tòa, bà Ngân còn khai là đã cho một người quen mang quốc tịch Pakistan sử dụng sim điện thoại trên. Sau khi sự việc xảy ra, bà Ngân không liên lạc được với người này, cũng không biết người này ở đâu nên đã làm đơn yêu cầu Công an TP.HCM làm rõ. Đến nay, ngoài việc cho biết có nhận, thụ lý đơn tố giác của bà thì cơ quan công an chưa thông báo gì thêm.

Ngược lại, đại diện phía VNPT cho rằng khi ký hợp đồng, đôi bên không quy định về giới hạn cước phí cuộc gọi quốc tế và cuộc gọi chuyển vùng quốc tế. Còn khoản tiền 5 triệu đồng mà bà Ngân đã nộp là tiền ký quỹ, khi chấm dứt hợp đồng thì sẽ hoàn trả. Phía VNPT cũng không quan tâm đến việc bà Ngân cho ai sử dụng SIM điện thoại mà chỉ biết bà có ký hợp đồng dịch vụ thì phải chịu trách nhiệm.

Do những tình tiết trong vụ án còn phức tạp nên tòa phúc thẩm sẽ nghị án kéo dài đến ngày 21/8 sẽ tuyên án.

Quá hạn mức ký quỹ nhưng không chặn cuộc gọi?

Tòa sơ thẩm nhận định rằng, quan hệ tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Nếu trong vụ án này, sau này công an xác định được người phạm tội theo tố giác của bà Ngân thì việc bồi thương sẽ được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tòa cho rằng, các bên có sự giải thích không giống nhau về nội dung hợp đồng dịch vụ mà các bên đã ký. VNPT không có chứng cứ để chứng minh đã giải thích rõ ràng cho bà Ngân về những nội dung viết tắt trong hợp đồng.

Trong vụ việc này, VNPT là bên cung cấp dịch vụ thì đáng lẽ phải giải thích cho khách hàng hiểu rõ những vấn đề liên quan đến việc ký kết và sử dụng dịch vụ viễn thông. Hợp đông cũng do VNPT soạn sẵn, vì thế, đáng lẽ phải giải thích nội dụng hợp đồng theo hướng có lợi cho khách hàng, bên cung cấp dịch vụ phải chịu sự bất lợi.

Khi VNPT giải thích trong gần 1,1 tỉ đồng thì có 1 tỉ đồng là cước chuyển cuộc gọi, không phải cước gọi quốc tế nhưng VNPT không cung cấp được các số máy đã gọi cho thuê bao của bà Ngân để thực hiện dịch vụ chuyển cuộc gọi.

Từ đó, tòa sơ thẩm nhận định phải hiểu hợp đồng giữa các bên rằng, khi tiền cước phí sử dụng dịch vụ roaming vượt quá 5 triệu đồng thì Viễn thông TP.HCM phải chặn cuộc gọi. Trong trường hợp này, VNPT không chặn cuộc gọi là do lỗi của mình nên phải chịu hậu quả. Phía bà Ngân chỉ phải chịu tiền cước phí trong giới hạn đã ký kết.

NGỌC PHAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement