Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài có vi phạm pháp luật không?

Thông tin - Dịch vụ

18/01/2021 17:44

Trong pháp luật Việt Nam, kết hôn giả là hành vi bị cấm do mục đích kết hôn không đảm bảo, không phải vì mục đích xây dựng gia đình.

Kết hôn giả là gì?

Theo trang Luatvietnam, kết hôn giả là một trong những hành vi bị cấm trong pháp luật Việt nam. Theo đó, khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 định nghĩa như sau: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Như vậy, kết hôn giả là một trong những hành vi vi phạm pháp luật và gồm các đặc điểm sau đây:

- Đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Một trong hai bên hoặc cả hai bên đã vi phạm điều kiện kết hôn bằng việc lợi dụng kết hôn để thực hiện mục đích khác mà không phải muốn xây dựng gia đình. Trong đó, mục đích khác có thể kể đến:

- Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

- Hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước;

- Đạt được mục đích khác không phải xây dựng gia đình.

Tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, kết hôn giả cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Kết hôn giả tạo vẫn đảm bảo về mặt thủ tục đăng ký kết hôn nên vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định. Tuy nhiên, mục đích kết hôn không đảm bảo, không phải vì mục đích xây dựng gia đình nên kết hôn giả tạo là một trong những hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài, bị phạt thế nào? 

Như phân tích ở trên, kết hôn giả tạo để được nhập quốc tịch nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

Như vậy, người nào kết hôn giả tạo để nhập quốc tịch nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Không chỉ vậy, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Ngoài ra, căn cứ vào Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nếu công chức, viên chức vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn giả tạo thì có thể bị xử lý kỷ luật. Cụ thể:

- Cán bộ, công chức: 

  • Bị kỷ luật khiển trách (khoản 9 Điều 8);
  • Bị cảnh cáo nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 9);
  • Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương (khoản 2 Điều 10) hoặc công chức lãnh đạo, quản lý bị giáng chức nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 3 Điều 11).

- Viên chức: 

  • Khiển trách (khoản 9 Điều 16);
  • Cảnh cáo nếu đã bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 17);
  • Cách chức khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 18);
  • Buộc thôi việc nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 19).

(Tổng hợp)

HOÀNG ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement