Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kem chống nắng từ Mỹ không phải là sản phẩm tốt nhất trên thị trường

Kem chống nắng của Mỹ phải vượt qua kiểm tra tiêu chuẩn khắt khe của FDA. Nhưng 1/2 sản phẩm tốt nhất của nước này không đạt chuẩn châu Âu.

Theo các chuyên gia, kem chống nắng sẽ giúp chống lại các tia UVA gây nên ung thư da. Hầu hết mọi người cho rằng, bất cứ sản phẩm nào xuất xứ từ Mỹ sẽ là loại tốt nhất trên thị trường. Nhưng đối với kem chống nắng thì chưa hẳn và thương hiệu tốt nhất của loại mỹ phẩm này lại xuất xứ từ châu Âu.

Tia UVA là tác nhân gây nên ung thư da.
Tia UVA là tác nhân gây nên ung thư da.

Trong năm 2017, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 20 loại kem chống nắng bán chạy nhất của Mỹ. 19 loại đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Nhưng có đến 9/19 loại ấy lại không đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu. 

Mỗi quốc gia sẽ có các quy định khác nhau về tiêu chuẩn an toàn của kem chống nắng. Vậy nên, chưa hẳn các loại kem xuất xứ từ Mỹ vượt qua các quy định của FDA là hoàn hảo nhất. 

Khi chúng ta nằm thư giãn dưới ánh mặt trời, da sẽ hấp thụ hai loại tia UV là UVA và UVB. Ánh sáng UVB có năng lượng cao hơn và có thể gây cháy nắng. Trong khi UVA thâm nhập sâu hơn dưới da và có thể làm hỏng các tế bào da dọc theo bên dưới lớp biểu bì.

Theo bác sĩ da liễu Dr. Desai: tia UVB là những tia gây ra cháy nắng nhưng tia UVA mới thực sự gây ra ung thư da. Do đó bạn cần bảo vệ da cho cả 2 tia trên. Ông nhận định rằng, rất nhiều người hiểu nhầm về ung thư và cháy nắng. Chẳng hạn, nếu không bị cháy nắng thì không thể bị ung thư da và điều này là không đúng.

Mối quan tâm lớn nhất với kem chống nắng xuất xứ từ Mỹ là bảo vệ khỏi các tia UVA gây ung thư. Trong nhiều thập kỷ, các quy định của FDA yêu cầu kem chống nắng bảo vệ chống lại UVB, nhưng không nhất thiết phải chống lại UVA. 

Trong khi đó, tỷ lệ cho khối u ác tính, một dạng nguy hiểm của ung thư da, tiếp tục tăng lên ở Mỹ. Sau đó, vào năm 2012, FDA đã cập nhật các quy định về dán nhãn và thử nghiệm để các nhà sản xuất phải cho khách hàng biết nếu kem chống nắng của họ bảo vệ chống lại cả UVB và UVA. 

Đó là những gì nhãn dán trên kem chống nắng thường ghi. Và trong khi đây là bước đầu tiên tốt nhất để người sử dụng chọn sản phẩm, nhưng vẫn không có quy định về mức độ bảo vệ người sử dụng nhận được từ UVA. 

Bác sĩ da liễu Dr. Desai khuyên người sử dụng cần phải nhận thức được thực tế là khi kem chống nắng ghi bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB, điều đó có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ chống lại các tia đó. Tuy nhiên, nó không có nghĩa sẽ chặn tất cả các tia.

Rất nhiều thương hiệu kem chống nắng đang có mặt trên thị trường.
Rất nhiều thương hiệu kem chống nắng đang có mặt trên thị trường.

Các quốc gia khác trên toàn cầu, đặc biệt là một số nươc của châu Âu vừa phê duyệt về quy chuẩn mới về các thành phần kem chống nắng. Nhìn chung, không có nhiều thay đổi trong chế phẩm kem chống nắng của Mỹ và những loại kem chống nắng được tạo thành từ vài năm trước.

FDA đã phê duyệt 16 thành phần hoạt động bảo vệ chống lại bức xạ tia cực tím. Nhưng chỉ một số kem là có thể bảo vệ chống lại cả tia UVB và UVA. Còn tại châu Âu yêu cầu hơn 20 thành phần hoạt động của sản phẩm phải bảo vệ chống lại cả hai.

Hiên nay, Học viện Da liễu và các tổ chức khác của Mỹ đang hối thúc FDA đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho các thành phần kem chống nắng mới. Bởi vì với những thành phần này, người dùng có thể được che phủ tốt hơn và bảo vệ tốt hơn. Thậm chí, họ kỳ vọng sẽ có được sản phẩm dễ sử dụng hơn trên da, không có tác dụng phụ gây hại.

Bạn có thể mua kem chống nắng từ các quốc gia khác thông qua hình thức trực tuyến. Nhưng nếu bạn có kế hoạch gắn bó với kem chống nắng Mỹ, hãy tìm kỹ trên nhãn dán và không mua bất cứ loại nào có SPF dưới 30. SPF càng cao, chắc chắn là càng tốt hơn. 

Theo bác sĩ Dr. Desai, những ai dưới 30 tuổi có tiền sử về khối u ác tính, nếu sử dụng SPF 30, sẽ chặn được 98% các tia có hại. Tuy nhiên, còn 2% còn lại thì sao? 2% có thể là rủi ro khi bạn tiếp xúc với ánh nắng, theo Business Insider.

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement