Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

JPMorgan kỳ vọng lợi nhuận ngành ngân hàng Việt Nam ở mức 15% đến 21%

Kinh tế thế giới

10/12/2019 22:12

Theo một lãnh đạo cấp cao của JPMorgan, ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có cơ hội đầu tư hấp dẫn và mang lại tăng trưởng nhanh chóng.

Các ngân hàng tại Việt Nam là lĩnh vực có cơ hội đầu tư hấp dẫn, bởi vì nó đang hỗ trợ rất nhiều vốn cho nền kinh tế và đây cũng là khu vực ghi nhận tăng trưởng nhanh, theo một lãnh đạo cấp cao tại JP Morgan.

Đó là một sự kết hợp hiếm hoi khi các ngân hàng Việt Nam đang phát triển nhanh và có lợi nhuận khá cao, Harsh Modi, đồng giám đốc châu Á không bao gồm Nhật Bản của JP Morgan, chia sẻ với CNBC.

Như vậy, các ngân hàng có thể duy trì tăng trưởng cao mà không cần quá nhiều vốn trong thời gian dài

"Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mà họ tạo ra là khá cao. Lợi nhuận cao hơn mức tăng trưởng của bảng cân đối kế toán", Mitch Modi cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11. "Điều đó có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam về mặt lý thuyết không cần huy động vốn để tài trợ cho tăng trưởng hiện tại, nhưng dù sao họ cũng làm như vậy cho các mục đích như có tỷ lệ vốn cao hơn và đáp ứng các yêu cầu pháp lý", ông giải thích.

JP Morgan cho biết họ hy vọng các ngân hàng Việt Nam sẽ mang lại lợi nhuận 15% đến 21%.
JP Morgan cho biết họ hy vọng các ngân hàng Việt Nam sẽ mang lại lợi nhuận 15% đến 21%.

Kết quả là, không cần quá nhiều vốn các ngân hàng vẫn có thể đạt được sự tăng trưởng bảng cân đối và điều này duy trì trong một thời gian. Đồng thời, giá cổ phiếu ngân hàng ở mức cao hợp lý cũng là một điểm thu hút đối với nhà đầu tư vào ngành này.

Trong một báo cáo vào tháng 11 mà Modi là đồng tác giả, các nhà phân tích của JP Morgan cho biết họ hy vọng các ngân hàng Việt Nam sẽ mang lại lợi nhuận 15% đến 21% tính theo vốn chủ sở hữu trong hai năm tới. JP Morganđánh giá cao Vietcombank, Techcombank và ACB.

Sự cải thiện các yếu tố kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam đang góp phần mang đến các nhận định tích cực đối với ngành ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực sản xuất đối với các ngành xuất khẩu đang giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, từ đó giúp cải thiện khả năng xuất khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai trong vài năm tới cũng như đảm bảo thanh khoản trong nước ở mức hợp lý.

Việt Nam cũng được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra đã dẫn đến sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Vì chúng tôi nhìn thấy những triển vọng trong xuất khẩu, thặng dư tài khoản vãng lai và thanh khoản ngoại tệ, nên chúng tôi cũng cảm nhận rõ ràng hơn trong tầm nhìn dự báo về tăng trưởng và lợi nhuận của hệ thống ngân hàng”, Modi nói.

Phần còn lại của Đông Nam Á và Ấn Độ

Theo Ông Modi, có rất nhiều cơ hội đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi ở mỗi thị trường lại có nhiều khác biệt. JPMorgan nhìn chung rất thích các ngân hàng ở Indonesia, đặc biệt là rất quan tâm với Ngân hàng Bank Mandiri, Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia và Ngân hàng Bank Central Asia.

Tại Thái Lan và Philippines, JP Morgan cũng để ý đến một số ngân hàng như Kasikornbank, Bangkok Bank, Metropolitan Bank, Trust Company và East West Banking Corp. “Thời hạn đầu tư cho các nhà băng còn lại của khu vực có lẽ ngắn hơn”, Modi nói, giải thích sự khác biệt giữa các ngân hàng Đông Nám Á với Việt Nam.

Modi cũng cho biết J.P. Morgan nhìn thấy cơ hội đầu tư ở các ngân hàng Ấn Độ do “có hồ sơ theo dõi tài sản bảo đảm tốt và tiền gửi rất tốt”, nhất là với HDFC Bank, Mahindra và Mahindra Financial Services.

Khu vực tài chính Ấn Độ đã phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng đang diễn ra khi các ngân hàng và các tổ chức cho vay phi ngân hàng đã tích lũy một lượng lớn nợ xấu, điều này đang đè nặng lên lợi nhuận của họ và khả năng tăng trưởng tín dụng. Thêm khó khăn vào tình hình hiện tại là suy giảm kinh tế, với tăng trưởng giảm xuống dưới 5% trong quý III vừa qua, lần đầu tiên kể từ năm 2013.

Sự gia tăng nợ xấu của các ngân hàng Ấn Độ là rủi ro lớn đối với lĩnh vực này, theo Modi. Suy thoái kinh tế, kết hợp với lạm phát gia tăng, có thể làm tăng nợ xấu. Ngoài ra, Modi cho biết các ngân hàng bắt đầu chấp nhận kiểm soát rủi ro tín dụng thấp hơn khi tăng trưởng chậm lại.

Tại các thị trường Đông Nam Á được liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu, như Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, thương mại vẫn là rủi ro lớn nhất. Modi giải thích, mức độ rủi ro phụ thuộc vào việc các quốc gia này có thể sử dụng kết hợp chính sách tài khóa, tiền tệ và công nghiệp ra sao để hỗ trợ hoạt động kinh tế và cải thiện năng suất đủ tốt để bắt đầu thu hút đầu tư.

Đối với Indonesia và Philippines, các chính sách trong nước quan trọng hơn vì tăng trưởng được xác định nhiều hơn bởi những thay đổi trong các yếu tố nội bộ, như thanh khoản chẳng hạn, theo Modi.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement