29/07/2020 16:22
Jeff Bezos, Elon Musk, Mark Zuckerberg cùng 'bỏ túi' 115 tỷ USD kể từ đầu năm 2020
5 hãng công nghệ lớn nhất tại Mỹ gồm Apple, Amazon, Alphabet, Facebook, và Microsoft đang có tổng vốn hóa tương đương 30% GDP của nước Mỹ, tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2018.
Trong bối cảnh Jeff Bezos và 3 "ông trùm" công nghệ khác chuẩn bị vào phiên điều trần chống độc quyền trước Quốc hội Mỹ về vấn đề độc quyền vào 12h trưa theo giờ Mỹ, tương đương 23h đêm nay (theo giờ Việt Nam.)
CEO của Amazon Jeff Bezos phát biểu tại sự kiện Smbhav thường niên của Amazon tại New Delhi vào ngày 15/1/2020. Ảnh: AFP. |
Khối tài sản cá nhân không ngừng tăng nhanh của họ là thước đo cho thấy sức mạnh kinh tế của các công ty này. Tính từ đầu năm đến nay, tài sản của tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, giá trị tài sản ròng đã tăng vọt lên tới 63,6 tỷ USD. Thậm chí, trong tháng 7, vị tỷ phú này đã thu về 13 tỷ USD/ngày. Đây là mức kỷ lục chưa từng có, theo Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản của Jeff Bezo có thể vượt mốc 200 tỷ USD và tiếp tục giữ vững danh hiệu là người đàn ông giàu nhất hành tinh.
Một giám đốc điều hành khác cũng đang chuẩn bị vào phiên điều trần là “đại gia” mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg cũng bổ sung 9,1 tỷ USD vào khối tài sản của mình trong năm nay.
Một số dự đoán cho rằng tài sản của vị này có thể sẽ sớm vươn lên ngang bằng tài sản của tỷ phú Jeff Bezos và Bill Gates - tỷ phú đứng thứ 2 thế giới.
Những người giàu có nhất hành tinh đang ngày càng giàu thêm, thậm chí tăng với tốc độ nhanh và quy mô lớn, bất chấp đại dịch COVID-19 đang tàn phá kinh tế toàn cầu. Thực tế, cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đã “dọn đường” cho lĩnh vực kinh doanh trực tuyến bùng nổ mạnh mẽ.
Luigi Zingales, giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Đại học Chicago, nhận định, “Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ nền kinh tế trực tiếp sang nền kinh tế trực tuyến. Có lẽ điều tương tự sẽ tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài hơn”.
Bill Gates tại Hội nghị tài trợ quỹ toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét vào ngày 9/10/2019. Ảnh: DPA. |
Phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của bộ tứ CEO công nghệ Apple, Google, Facebook và Amazone sẽ diễn ra vào lúc 23h hôm nay (29/7, theo giờ Việt Nam) và sẽ được phát trực tuyến trên mạng xã hội. Có thể nói, đây là buổi điều trần mang tính lịch sử khi các nhà lập pháp mở cuộc điều tra về hành vi chống độc quyền.
Theo Bloomberg, tỷ phú Jeff Bezos đã chuẩn bị sẵn tài liệu trước Hạ viện Mỹ tối nay. Nhà sáng lập 56 tuổi lập luận rằng Amazon là câu chuyện thành công của Mỹ để đạt được vị thế của mình thông qua việc chấp nhận rủi ro và tập trung không ngừng vào khách hàng. Bên cạnh đó, vị này cũng sẽ đề cập đến cha mẹ của ông trong bài phát biểu, những người đã đầu tư vào Amazon để trở thành nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới.
Giá trị ròng của 10 người giàu nhất theo từng lĩnh vực trong năm 2016 và 2020. Ảnh: Bloomberg. |
Thống kê từ bảng xếp hạng 500 người giàu nhất hành tinh của Bloomberg cho thấy, tổng giá trị tài sản của nhóm tỷ phú công nghệ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2016, từ 751 tỷ USD lên 1.400 tỷ USD. Đây là tốc độ nhanh nhất so với mọi lĩnh vực khác.
7 trong số 10 người giàu nhất thế giới kiếm được phần lớn tài sản của họ từ việc nắm giữ những cổ phiếu công nghệ, với tổng tài sản ròng là 666 tỷ USD, tăng 147 tỷ USD từ đầu năm đến nay.
CEO của SpaceX, Elon Musk, ăn mừng cùng anh trai Kimbal Musk (người đội chiếc mũ) sau khi phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 và phi thuyền phi hành đoàn Dragon trên tàu SpaceX Demo-2 của NASA đến Trạm vũ trụ quốc tế từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA tại Florida. Ảnh: Reuters. |
Trong đó, tỷ phú Elon Musk chứng kiến tài sản tăng hơn gấp đôi, lên 69,7 tỷ USD nhờ vào cổ phiếu hãng xe điện Tesla tăng chóng mặt thời gian qua.
Đồng sáng lập Microsoft, Gates và cựu CEO Steve Ballmer cũng đã tăng vọt, dù cả hai đã rời công ty khá lâu.
Tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, có tài sản gắn liền với nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới cũng đã thu được lợi nhuận khổng lồ từ kinh doanh trực tuyến. Cổ phiếu của Reliance Industries, tập đoàn mà ông kiểm soát, đã tăng 45% trong năm nay khi công ty đã mở rộng sang các doanh nghiệp kỹ thuật số và bán lẻ, khiến ông trở thành người giàu nhất châu Á và là người giàu thứ 5 trên thế giới.
Trong số 10 người dẫn dầu bảng xếp hạng Bloomberg Billionaire Index, chỉ có 2 người chứng kiến giá trị tài sản của họ sụt giảm trong năm 2020: Đó là ông trùm kinh doanh hàng xa xỉ LVMH của Pháp - Bernard Arnault và nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett của đế chế Berkshire Hathaway.
Trong Top 10 người giàu nhất thế giới, chỉ có 2 tỷ phú không trong thuộc lĩnh vực công nghệ, đã chứng kiến tài sản bốc hơi trong năm nay. Ảnh: Bloomberg |
Theo thống kê của Bloomberg Billionaire Index, tài sản của các tỷ phú công nghệ tăng với quy mô và tốc độ lớn nhất trong tất cả lĩnh vực. Trên thực tế, nhóm 500 người giàu nhất thế giới thậm chí còn giàu nhanh và mạnh hơn bất chấp dịch COVID-19 đang tàn phá kinh tế toàn cầu và khiến ngày càng nhiều hoạt động kinh tế phải chuyển sang trực tuyến.
Mukesh Ambani, chủ tịch và giám đốc điều hành của Reliance Industries, tham dự cuộc họp Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ vào ngày 23/1/2018. Ảnh: Reuters. |
Việc các công ty công nghệ lớn kiểm soát cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số cũng tương tự như cách Gilded Age độc quyền ngành công nghiệp ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, đến năm 1990, 5 công ty lớn nhất của Mỹ đã có tổng vốn hóa tương đương với gần 6% nền kinh tế nước này, theo ước tính của nhà kinh tế học Daron Acemoglu của MIT.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp