Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Internet gặp sự cố kép khiến tốc độ truy cập ở VN bị ảnh hưởng

Số hóa

09/06/2021 05:50

Hai nguyên nhân chính khiến việc truy cập các website quốc tế bị chập chờn tại Việt Nam vào chiều tối 8/6.

Chiều tối 8/6, nhiều người phản ánh tình trạng nhiều website phổ biến như GitHub, Twitch hay New York Times không thể truy cập bình thường. Sự kiện này diễn ra cùng lúc với việc mạng cáp quang biển đang bị gián đoạn dịch vụ. Cả hai sự kiện gây ảnh hưởng kép khiến nhiều người dùng trong nước phàn nàn việc họ không thể sử dụng Internet bình thường.

"Có lúc tốc độ mạng đi quốc tế nhà tôi chỉ được 1,4 Mbps. Trong khi đó, tốc độ thường ngày là 60 Mbps", Minh Mẫn, người dùng Internet tại Bình Thạnh, TP.HCM cho biết. Các dịch vụ khác như Spotify, Facebook cũng xảy ra hiện tượng chậm trễ khi tải thông tin.

Theo một nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) tại Việt Nam, 2 trên 5 tuyến cáp quang biển, chiếm phần lớn lưu lượng Internet đi quốc tế từ Việt Nam đang bị gián đoạn dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truy cập các website nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể, tuyến cáp quang biển Asia Africa Europe 1 (AAE-1) gặp sự cố vào sáng 26/5 do giảm điện áp trên nhánh S1H. Theo đánh giá ban đầu, một phần cáp quang trên phân đoạn S1H.1 bị đứt. Các ISP hiện chưa nhận kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp này.

Cap quang bien lai dut anh 1
2 trên 5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn lưu lượng Internet đi quốc tế từ Việt Nam đang bị gián đoạn dịch vụ.

Tuyến cáp quang AAE-1 được đưa vào khai thác từ tháng 7/2017, nhằm nâng cao chất lượng hướng châu Âu Trung Đông, bổ sung dung lượng đến hướng Hong Kong và Singapore.

Trong khi đó, tuyến cáp thứ 2 bị gián đoạn là tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG). Tuyến cáp này đang được bảo dưỡng tại hướng Việt Nam đi Hong Kong từ 5/6, dự kiến hoàn tất vào 22h ngày 10/6.

APG là một trong những tuyến cáp quang biển có lưu lượng lớn nhất đang hoạt động tại châu Á, băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp này có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới Thái Bình Dương, đi qua 9 quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc châu Á gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Các ISP tại Việt Nam đang khai thác chủ yếu qua tuyến AAG, APG và IA, AAE-1... Do có nhiều hướng kết nối, các ISP thường dàn trải lưu lượng trên nhiều tuyến cáp, tránh phụ thuộc vào một tuyến nhất định. Với việc 2 tuyến cáp bị gián đoạn dịch vụ, các ISP đã chuyển hướng kết nối sang những tuyến cáp khác.

Bên cạnh sự cố gián đoạn của 2 tuyến cáp quang biển, một số website quốc tế cũng truy cập chập chờn do sự cố từ Fastly, mạng phân phối nội dung (CDN) dựa trên nền tảng đám mây, được sử dụng phổ biến bởi nhiều trang web tại Mỹ.

Cap quang bien lai dut anh 2
Sự cố của Fastly khiến nhiều website quốc tế truy cập chập chờn vào chiều tối 8/6. Ảnh: Telegraph.

Từ 16h30 chiều 8/6 (giờ Việt Nam), hàng loạt website như CNN, New York Times, Reddit, Twitch, Nhà Trắng và chính phủ Anh đồng loạt không thể truy cập, hiện "Error 503 Service Unavailable". Lỗi này xảy ra khi máy chủ website tạm thời không thể xử lý yêu cầu truy cập.

CDN là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng Internet, chịu trách nhiệm điều hành mạng lưới máy chủ rải khắp toàn cầu để đảm bảo nội dung của các trang web (văn bản, hình ảnh...) có thể được tải kịp thời dù người truy cập đến từ bất cứ đâu.

Đến 18h, các website như Reddit, Twitch, CNN đã truy cập bình thường. Fastly cho biết đang điều tra “những tác động tiềm ẩn đến hiệu suất các dịch vụ CDN”. Nguyên nhân xảy ra sự cố chưa được công bố.

Trong thông báo chính thức, Fastly cho biết đã khắc phục lỗi. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể gặp tình trạng web tải chậm, một số tính năng hoạt động chưa ổn định do dữ liệu cache đang được nạp lại. Hiện chưa rõ khi nào tốc độ truy cập mới được khôi phục hoàn toàn.

Website phim lậu bị chặn nhưng vẫn tồn tại Dù lưu lượng truy cập bị giảm tới 70% sau khi đổi tên miền, các trang phim lậu vẫn tồn tại.
PHÚC THỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement