Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Intel được Mỹ cấp phép cung cấp một số sản phẩm cho Huawei

Doanh nghiệp

22/09/2020 13:31

Hôm nay (22/9), Intel đã nhận được giấy phép từ chính quyền Mỹ để tiếp tục cung cấp một số sản phẩm cho Huawei, phát ngôn viên của Intel cho biết.

Với quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, Washington đã thúc đẩy các chính phủ trên toàn thế giới loại bỏ Huawei, cho rằng gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies sẽ giao dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc để thực hiện hoạt động gián điệp.

Từ sau nửa đêm 14/9 (theo giờ Mỹ), tất cả nhà cung cấp của Huawei trên khắp thế giới sẽ phải dừng bán hàng cho Huawei nếu sản phẩm của họ chứa công nghệ Mỹ. Nếu muốn tiếp tục làm ăn với Huawei, các nhà cung cấp này cần phải có giấy phép từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ theo như lệnh biện pháp bổ sung được công bố từ ngày 17/8 vừa qua.

Điều đáng nói là những thành phần mà các đối tác trên khắp thế giới cung cấp cho Huwei lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng: từ chất bán dẫn đến màn hình, ống kính máy ảnh, thậm chí cả bảng mạch.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.

Tuần trước, Tập đoàn Quốc tế Sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc xác nhận họ cũng đã xin phép để tiếp tục hợp tác với Huawei. SMIC sử dụng thiết bị có xuất xứ từ Mỹ để sản xuất chip cho Huawei và các công ty khác.

Theo Reuters, năm 1987 trong bối cảnh Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài cho các thiết bị viễn thông, Nhậm Chính Phi, một cựu kỹ sư của quân đội Trung Quốc thành lập ra Huawei tại Thâm Quyến, với ý nghĩa “Thành tựu Trung Quốc”.

Số vốn đầu tư ban đầu chỉ vỏn vẹn 5.000 USD. Nay giá trị ròng của thương hiệu đã đạt tới 7,3 tỷ USD và không ngừng thăng hạng trong các bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu. Nhưng chính xác thì Huawei lớn đến mức nào?

Hơn 30 năm trước, Huawei chủ yếu hoạt động với tư cách là đại diện tại Đại lục cho một công ty tại Hồng Kông, kinh doanh thiết bị cáp và chuyển mạch viễn thông. Sau khi chiếm lĩnh thị trường nội địa với những sản phẩm công nghệ tự sản xuất, năm 1990, Huawei bước ra thị trường quốc tế.

Chiến lược chủ yếu của hãng lúc này là giá cả siêu cạnh tranh, một thế mạnh mà khó có đối thủ nào dám theo kịp. Rất nhiều hãng viễn thông quốc tế lúc bấy giờ thường xuyên cáo buộc Huawei ăn cắp ý tưởng sản phẩm, thậm chí những công ty như Cisco Systems hay Motorola từng cáo buộc hãng này trộm cắp bí mật thương mại.

download (1)

Số phận của Huawei ở thời điểm "lịch sử" này không đơn giản chỉ tác động đến thương hiệu này mà còn tác động tới cả ngành công nghệ toàn cầu.

Các nhà cung cấp phải điều chỉnh trước nguy cơ mất một khách hàng lớn. Những đối thủ lớn nhất của Huawei như Apple, Samsung Electronics, Xiaomi, Oppo, Vivo, Ericsson và Nokia đã sẵn sàng giành lấy thị phần. Trong khi đó, các công ty mua thiết bị 5G từ Huawei đang phải tìm kiếm các giải pháp thay thế với số lượng lớn. Tất cả những điều này làm rung chuyển chuỗi cung ứng công nghệ sau ngày 15/9.

Sau tuyên bố đưa Huawei vào danh sách đen vào tháng 5 năm ngoái, "chiếc vòng kim cô" mà Mỹ dành cho Huwei ngày một siết chặt. Đỉnh điểm là các biện pháp bổ sung được công bố vào giữa tháng 8, cấm tất cả các nhà cung cấp sử dụng công nghệ của Mỹ bán hàng cho Huawei mà không có giấy phép.

Tuy nhiên, theo những gì một số nhà quan sát đã so sánh với cuộc chạy đua này, Mỹ lo ngại rằng sự thống trị của 5G sẽ mang lại cho Trung Quốc một lợi thế mà Washington chưa sẵn sàng chấp nhận.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement