Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á

Chính sách - Hạ tầng

15/10/2020 08:40

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã công bố bản cập nhật mới của Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020.

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Việt Nam tăng 1,6% trong năm 2020, mức cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar (2%). Việt Nam cũng nằm trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương tại châu Á trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, nhiều nền kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ có tăng trưởng âm trong năm nay gồm Indonesia (-1,5%), Thái Lan (-7,1%), Philippines (-8,3%) và Singapore (-6%).

IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á

IMF dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. Cụ thể, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD. Trong khi đó, GDP Thái Lan trong năm nay sẽ đạt 509,2 tỷ USD; Philippines 367,4 tỷ USD; Indonesia 1.088,8 tỷ USD.

Về tốc độ phục hồi sau đại dịch, IMF dự báo GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 6,7%, tiếp tục nằm trong nhóm có tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam Á. Philippines được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất, đạt mức 7,4% vào năm 2021, dù suy giảm tới -8,3% trong năm nay. Thái Lan, Indonesia, Singapore có mức tăng trưởng lần lượt là 4%, 6,1% và 5% trong năm 2021.

Trong một bài xã luận mới đây trên tờ New York Times, chiến lược gia trưởng của Morgan Stanley - Ruchir Sharma - nhận định Việt Nam có thể trở thành "kỳ tích châu Á" tiếp theo.

"Việc kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 3%/năm. Đặc biệt, sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm", Sharma nhận xét.

Nguồn: IMF.
Nguồn: IMF.

IMF dự báo GDP toàn cầu giảm 4,4% trong năm 2020, tăng so với dự báo -5,2% của tổ chức này đưa ra hồi tháng 6. Tuy vậy, IMF hạ triển vọng tăng trưởng năm 2021 từ 5,4% xuống còn 5,2% với giả định lệnh giãn cách xã hội tại các quốc gia sẽ kéo dài đến năm 2021.

Theo bà Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath của IMF, suy thoái kinh tế sẽ bớt nghiêm trọng hơn so với dự báo hồi tháng 6, nhưng vẫn tiếp diễn sâu sắc trong năm nay. "Quá trình phục hồi của các nền kinh tế sẽ còn kéo dài, không đồng đều và tồn tại nhiều bất ổn", bà Gopinath cảnh báo.

Trung Quốc tiếp tục là nền kinh tế lớn duy nhất có dự báo sẽ tăng trưởng, đạt mức 1,9% trong năm nay và lên đến 8,2% vào năm 2021. Ấn Độ sẽ đối mặt với đợt suy giảm mạnh nhất, giảm 10,3% trong năm nay.

Đối với Mỹ, IMF dự báo GDP năm 2020 của quốc gia này sẽ giảm 4,3%. Các nền kinh tế Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha dự báo giảm khoảng 10%.

Đối với châu Âu, con số này là 8,3%. Trên toàn cầu, IMF điều chỉnh dự báo GDP giảm 4,4% trong năm 2020, đến năm 2021 tăng lên 5,2%.

Theo IMF, các số liệu này dựa trên giả định các quốc gia sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đến năm 2021 và cuối năm 2022, các ca nhiễm trong cộng đồng trên toàn cầu sẽ giảm. 

Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, bà Gita Gopinath nhận định: "Dự báo mức suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 lần này không nghiêm trọng như báo cáo hồi tháng 6. Song, sẽ còn một thời gian dài đến khi đại dịch kết thúc. Các nền kinh tế trên thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể phục hồi hoạt động như giai đoạn trước đại dịch COVID-19".

Nguồn: IMF.
Nguồn: IMF.

IMF đề xuất chuyển hướng chính sách nhằm tạo việc làm mới vực dậy nền kinh tế sau dịch COVID-19

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 14/10 đề xuất chính phủ các nước nên từng bước thay đổi từ việc bảo vệ các việc làm cũ sang tạo thêm nhiều chỗ làm mới, bằng cách giảm các biện pháp như hỗ trợ lương và tăng đào tạo kỹ năng để thêm nhiều người có thể tìm được việc làm.

Báo cáo Giám sát Tài chính của IMF cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách đầu tư vào các dự án tạo việc làm như hạ tầng và năng lượng xanh. Báo cáo cho biết các bước như cắt giảm mạnh thuế sẽ "không sinh lời" và sẽ tác động ít đến tăng trưởng và việc làm.

Giải pháp thay thế sẽ là "tăng đầu tư công vào những lĩnh vực tạo nhiều việc làm như bảo dưỡng kỹ thuật hoặc các công trình công cộng".

IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á

IMF cũng cho rằng các khoản hỗ trợ của chính phủ nhằm ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cần được tiếp tục đến năm 2021.

Hiện nhiều lao động vẫn đang thất nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ đang rất vất vả, và khoảng 80-90 triệu người có thể rơi vào ngưỡng cực nghèo trong năm 2020 do dịch ngay cả khi đã có hỗ trợ xã hội bổ sung. Vì vậy, các chính phủ ngừng hỗ trợ vào lúc này là quá sớm.

Theo người đứng đầu Ủy ban Các vấn đề tài chính của IMF, ông Vitor Gaspar, các chính phủ đã "bơm" khoảng 12.000 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu kể từ khi bùng phát dịch, khiến nợ công toàn cầu đạt gần tới mức 100% GDP.

Nhưng giờ đây "nhiều nước cần phải làm nhiều hơn với số tiền ít hơn vì những khó khăn về ngân sách ngày càng gia tăng", đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải chọn lọc kỹ hơn.

Ông cho biết việc áp dụng các mức lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện cho người đi vay, cũng như tăng cường đầu tư công có thể tạo việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong trường hợp của Mỹ, ông Gaspar cho rằng Mỹ vẫn có thể tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế của mình và điều này sẽ tác động tích cực đến các triển vọng tăng trưởng dài hạn.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến trong khuôn khổ hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), ông Gaspar nói: "Phục hồi tăng trưởng là một điều kiện rất thuận lợi để giải quyết mức nợ công đang quá cao".

Về Trung Quốc, ông Gaspar cho rằng nước này cần chuyển hướng các nỗ lực kích thích tài chính chống dịch từ đầu tư vào sản xuất hàng hóa sang hỗ trợ tiêu dùng và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội.

Theo ông, Trung Quốc cần chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng mới dựa trên "sự năng động nội địa", và các hộ gia đình có thể được hỗ trợ bằng việc mở rộng mạng lưới an sinh xã hội.

Theo dự báo của IMF, Trung Quốc sẽ đạt tăng trưởng GDP dương trong năm nay, với dự báo mức tăng GDP 1,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,1% năm 2019, song có thể bứt phá với mức tăng trưởng lên tới 8,2% trong năm tới 2021.

(Nguồn TTXVN / IMF)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement