Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

IMF: Việt Nam nằm trong những nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Chính sách - Hạ tầng

19/11/2020 15:07

IMF tiếp tục giữ dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 2,4% trong năm nay và tăng 6,5% trong năm tới, đồng thời đưa ra nhiều tham vấn trong thời gian tới.

Phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do bà Era Dabla-Norris dẫn đầu đã kết thúc nhiệm vụ trực tuyến tại Việt Nam. Trong thời gian từ ngày 15/10 - 13/11, Phái đoàn này đã thảo luận và tham vấn Điều IV năm 2020 với Việt Nam.Era Dabla-Norris là Trưởng Phái đoàn tại Việt Nam và Trưởng Bộ phận tại Vụ Châu Á và Thái Bình Dương của IMF.

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6,5% trong năm 2021?

Trong thời gian này, đoàn đã trao đổi quan điểm với các quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chính phủ khác.Nhóm này cũng đã gặp gỡ các đại diện từ khu vực tư nhân, các tổ chức nghiên cứu, học viện và các tổ chức tài chính.

Ngoàu ra, NHNN và IMF đã đồng tổ chứchội thảo cấp cao về “Đảm bảo tăng trưởng và khả năng phục hồi trong ASEAN: Các chính sách cho thế giới sau COVID-19”, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Hà Nội ngày 10/11.

Nhân dịp này, phía IMF gửi lời cảm ơn các quan chức của NHNN, các bộ ngành và các cơ quan chính phủ khác, cũng như đại diện từ các tổ chức tư vấn, khu vực tư nhân và học viện “về các cuộc thảo luận hiệu quả.”

Vào cuối chuyến thăm, bà Dabla-Norris chia sẻ: “Tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay dự kiến là 2,4%, một trong những mức cao nhất trên thế giới, nhờ vào các bước quyết định trong ngăn chặn sự ảnh hưởng của nền kinh tế và sức khỏe từ COVID-19”.Vị này đánh giá, cao về phản ứng tài khóa chủ yếu hướng tới hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương và đã được hưởng lợi từ các chính sách thận trọng được áp dụng trong quá khứ.Theo Trưởng Phái đoàn, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp hỗ trợ tài chính tạm thời của NHNN đã giảm bớt áp lực thanh khoản, giảm chi phí vốn và tạo điều kiện cho dòng vốn tín dụng tiếp tục được duy trì.

“Một sự phục hồi mạnh mẽ dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2021. Tăng trưởng được ước tính sẽ tăng thêm lên 6,5% khi quá trình bình thường hóa hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục được duy trì.Các chính sách tài khóa và tiền tệ dự kiến sẽ vẫn hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020. Lạm phát dự kiến sẽ vẫn gần với mục tiêu của chính quyền đưa ra là 4%”, bà Dabla-Norris cho biết.

Dabla-Norris
Era Dabla-Norris, Trưởng Phái đoàn tại Việt Nam và Trưởng Bộ phận tại Vụ Châu Á và Thái Bình Dương của IMF. Ảnh: IMF

Nhưng theo Phái đoàn của IMF, triển vọng trên của Việt Nam có thể có những bất ổn đáng kể xuất phát từ những đợt bùng phát dịch mới có thể xảy ra, sự phục hồi toàn cầu còn phải kéo dài, căng thẳng thương mại đang diễn ra và sự khó khăn chung của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc đóng cửa công ty và phá sản, căng thẳng thị trường lao động và hệ thống ngân hàng.

Hỗ trợ tài khóa nên được duy trì vào năm 2021

Trước những bất ổn này, Trưởng Phải đoàn tham vấn: “Việc điều chỉnh linh hoạt quy mô và thành phần của hỗ trợ chính sách sẽ rất quan trọng.Chính sách tài khóa nên đóng một vai trò lớn hơn trong hỗn hợp chính sách nói chung”.

Năm nay, IMF dự báo, thâm hụt tài khóa sẽ lớn hơn do nguồn thu giảm, luân chuyển dòng tiền và chi tiêu ngân sách cao hơn.Vì thế, Việt Nam cần xác định, hỗ trợ tài khóa phải được duy trì vào năm 2021, trong đó ưu tiên nâng cao hiệu quả thực thi.Trong trung hạn, cần tập trung vào việc huy động nguồn thu để tài trợ cho cơ sở hạ tầng xanh và sản xuất, tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và cân bằng nợ.

hotrochitra
Theo IMF, trong trung hạn, Việt Nam cầntăng cường hệ thống bảo trợ xã hội. Ảnh: VGP

“Chính sách tiền tệ nên tiếp tục hỗ trợ trong ngắn hạn.Tỷ giá hối đoái hai chiều linh hoạt hơn trong khuôn khổ hiện tại sẽ làm giảm nhu cầu trích lập dự phòng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh đối với môi trường bên ngoài tiềm ẩn nhiều thách thức hơn.Phái đoàn hoan nghênh cam kết của chính quyền Việt Nam trong việc từng bước hiện đại hóa các khuôn khổ chính sách của mình”, bà Dabla-Norris nhấn mạnh.

IMF đánh giá, NHNN đã có sự cân bằng phù hợp giữa hỗ trợ phục hồi và khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng.Việc giám sát chặt chẽ các rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là điều quan trọng do bộ đệm vốn yếu hơn các ngân hàng trong khu vực và những bất ổn liên quan đến triển vọng.Theo IMF, các quy tắc ghi nhận nợ xấu và phân loại nợ cần được bình thường hóa dần để hỗ trợ tính minh bạch của bảng cân đối kế toán và niềm tin vào hệ thống ngân hàng.Nguồn vốn của các ngân hàng cần được tăng cường hơn nữa và phát triển thị trường vốn để nâng cao khả năng phục hồi tài chính và thúc đẩy nguồn tài chính dài hạn.

chinh-sach-tai-khoa
Các quy tắc ghi nhận nợ xấu và phân loại nợ cần được bình thường hóa. Ảnh: Báo Đầu Tư

Phía IMF cũng nhấn mạnh rằng: “Những cải cách nhằm giảm thiểu phân biệt kinh tế giữa khu vực trong nước và FDI và nâng cao năng suất là rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ và bao trùm”.Những nỗ lực liên tục để cải thiện môi trường kinh doanh được tổ chức này hoan nghênh.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần ưu tiên giảm gánh nặng pháp lý mà các doanh nghiệp tư nhân trong nước phải đối mặt, cải thiện khả năng tiếp cận đất đai và các nguồn tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và giảm tham nhũng.Theo IMF, việc thiết lập một chế độ quản trị vỡ nợ riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng sẽ giúp khai thông nguồn vốn và ngăn chặn các khoản thanh lý không cần thiết.Giảm thiểu sự sai lệch về kỹ năng lao động, tăng cường tiếp cận nguồn vốn nhân lực và công nghệ cũng sẽ thúc đẩy năng suất lao động.

TIỂU GU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement