Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Im lặng với hành vi dâm ô là tội ác

Chính sách - Hạ tầng

13/04/2019 08:06

Rất nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại, dâm ô đã không lên tiếng vì sợ mặc cảm với xã hội, nên gia đình thường giấu kín và cho qua.

Khó tìm chứng cứ

Trong buổi làm việc trực tuyến cùng Chi hội luật sư Hội bảo vệ trẻ em TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trăn trở, làm thế nào để trẻ em không bị dâm ô, xâm hại? Theo Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, mức án xâm hại trẻ em, dâm ô trẻ em tăng nặng từ 12-20 năm thậm chí mức án cao nhất là chung thân, tử hình nhưng tình trạng xâm hại và dâm ô trẻ em vẫn diễn ra nhức nhối trong xã hội thì đã đến lúc suy nghĩ đến phương pháp thiến hóa học. Tuy nhiên để phương pháp này, đi vào thực tiễn thì phải được Quốc hội thông qua và có những điều luật về phương pháp này.

Thiến hóa học là dùng những biện pháp sinh học để ngăn cản ham muốn tình dục, dành cho tội phạm tình dục hoặc những cá nhân bị ám ảnh bởi hoang tưởng tình dục. Năm 2000, y học Mỹ bắt đầu sử dụng Lupron, loại thuốc chữa ung thư tuyến tiền liệt nhằm giảm bản năng tình dục đàn ông. Lupron hoạt động theo cơ chế đánh lừa hormone kích thích tuyến yên sản xuất testosterone.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nói
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nói "Im lặng trước hành vi âm ô là tội ác". Ảnh: Cẩm Viên.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ chia sẻ, mỗi ngày chi hội bảo hộ bảo quyền vệ trẻ em TP.HCM tiếp nhận không biết bao nhiêu trường hợp đau lòng trẻ em bị xâm hại thân thể đến việc đánh đập gãy tay, gãy chân, xâm phạm vùng kín...

Nhưng vấn đề khó nhất để khởi tố những vụ án dâm ô, xâm hại tìm chứng cứ. Những trẻ bị xâm hại thường tìm đến Chi hội khi sự việc xảy ra đã lâu, có khi sự việc xảy ra 1- 2 năm, thậm chí là bị gia đình giấu nhẹm nên việc tìm chứng cứ để tố giác tội dâm ô là cực kì khó.

Như trường hợp bé nhỏ bị dâm ô ở thân máy quận 4, may mắn là có camera ghi lại hình ảnh. Nhưng gia đình im lặng vì để ổn định tâm lý của trẻ. Việc đưa trẻ ra làm nhân chứng tố cáo hành vi dâm ô, vô hình chung khiến trẻ nhớ lại những sự việc xảy ra khiến tâm lý trẻ bất ổn nên cần có những phương pháp để trẻ không phải lặp đi lặp lại nhiều lần những sự việc ám ảnh xảy ra trong quá khứ. Trẻ em có quyền không xuất hiện trước Tòa, bằng chứng có thể ghi âm một lần để giao cho cơ quan điều tra.

Ví dụ như trường hợp của bé bị ông lão 70 tuổi xâm hại ở Vũng Tàu. Tại Cơ quan điều tra và Tòa án, bé phải trả lời đi, trả lời lại chi tiết, sự việc xảy ra trong quá khứ, quá sợ hãi, ám ảnh nên bé phải rời khỏi phiên Tòa. Câu hỏi đặt ra cho các Cơ quan điều tra và Tòa án cần phải có những phương pháp điều tra để tránh gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

Đã đến lúc chúng ta cần xem lại cưng nựng và dâm ô.
Đã đến lúc chúng ta cần xem lại cưng nựng và dâm ô.

Luật sư Ngọc Nữ cũng cho biết thêm, rất nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại, dâm ô đã không lên tiếng vì sợ mặc cảm với xã hội, nên gia đình thường giấu kín và cho qua. Như trường hợp có một nghệ sĩ rất nổi tiếng, lúc nhỏ từng bị người thân xâm hại, nhưng gia đình cô đã yên lặng. 

Và đến thời điểm bây giờ, nạn nhân vô cùng ân hận vì im lặng của mình đã khiến em gái tiếp tục trở thành nạn nhân tiếp theo của việc dâm ô, xâm hại. Luật sư Ngọc Nữ nhấn mạnh, đừng im lặng với hành vi dâm ô, im lặng là tội ác.

Câu chuyện chứng cứ dâm ô xâm hại trẻ em còn đau lòng hơn khi chứng kiến cô bé ở Cà Mau tự tử khi nhìn thấy quyết định đình chỉ khởi tố vì không có chứng cứ. Vì quá uất ức, rõ ràng mình bị xâm hại nhưng Cơ quan chức năng đã không làm đến cùng để trả lại sự công bằng cho trẻ mà đình chỉ vụ án vì không có chứng cứ xâm hại, dâm ô.

Trong phút tuyệt vọng bé đã uống thuốc tự tử, và ra đi khi tuổi đời còn rất nhỏ. Và Chi hội luật sư bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã vào cuộc để đòi lại công bằng cho trẻ. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết, hiện tại có 114 vụ dâm ô, xâm hại trẻ em bị đình chỉ điều tra vì thiếu chứng cứ.

Đừng để trẻ em đẻ ra trẻ em

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng, chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề tình trạng dâm ô và xâm hại trẻ em. Có những trẻ chỉ mới 12, 13 tuổi, phải trở thành mẹ vì bị xâm hại. Như trường hợp của bé ở Kiên Giang, 9 năm liền là học sinh giỏi, trong một lần lên nhà người thân ở Củ Chi chơi, cô bé đã bị hãm hiếp và mang bầu.

Bé không biết mình mang bầu cho đến tháng thứ 5, trong một lần tập thể dục, bé ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Tại đây bác sĩ cho biết bé đã mang bầu 5 tháng và không thể phá bỏ bào thai. Cô bé đành làm mẹ ở tuổi 13. Biết được tin, mẹ bé như ngất liệm. Người mẹ dàn dụa nước mắt nói, bản thân bà cũng bị hiếp dâm sinh ra bé, giờ con lại hiếp dâm và sinh ra cháu thì còn nỗi đau nào bằng.

Hay trường hợp của bé ở Phú Nhuận bị xâm hại và mang bầu, khi phát hiện gia đình đã đưa đến bệnh viện Từ Dũ để xử lý, nhưng không lấy bào thai ra được vì cơ địa bé hình chữ T, nếu lấy thai ra sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Còn một bé ở Gò Vấp bị chính anh trai xâm hại nhưng khi chia sẻ câu chuyện với mẹ thì bị mẹ cho đó là câu chuyện hoang đường. Cô bé bị cô đơn, lạc lõng giữa mẹ và anh trai của mình. Cô bé đã im lặng không lên tiếng. Khi các Cơ quan chức năng vào cuộc, tiếp xúc với mẹ bé thì ngay bản thân người mẹ này cũng là nạn nhân của việc xâm hại và dâm ô khi bà thường xuyên đi bán vé số, bị dụ xem clip sex rồi mua dâm.

"Đó là vô số những câu chuyện đau lòng mà chi hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM chứng kiến và giải quyết. Nhưng ở đâu đó ngoài kia, còn vô số những trẻ bị dâm ô, xâm hại mà gia đình, xã hội giấu kín và nạn nhân đang âm thầm chịu đựng tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần", bà Nữ nói.  

Đừng để trẻ em đẻ ra trẻ em.
Đừng để trẻ em đẻ ra trẻ em.

Luật sư Nữ khẳng định, trẻ em có 4 nhóm quyền hưởng là quyền được sống (trẻ em phải được sống trong môi trường an toàn với sự bảo vệ bao bọc của gia đình và xã hội), quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia.

Gia đình, nhà trường, xã hội cần chung tay cùng nhau tạo ra môi trường thật sự an toàn, lành mạnh để trẻ được phát triển. Đừng để tình trạng  9h đêm vẫn để trẻ một mình trong thang máy, hay 7h tối vẫn chưa đón con về mà giao con cho bảo vệ ở trường vì ba mẹ bận làm việc…

Tiến sĩ Tâm lý Lê Minh Thuận, giảng viên ngành Tâm lý khoa học xã hội trường Đại học Hoa Sen cho biết, nói về vấn đề dâm ô và xâm hại trẻ em như một vấn nạn nhức nhối như hiện nay. Chúng ta cần nhìn về khía cạnh văn hóa xã hội của Việt Nam.

"Ở Việt Nam việc hun nựng con nít là chuyện hết sức bình thường, thậm chí ông bà, cha mẹ hay bất cứ ai cũng có thể cưng nựng cả vùng kín của trẻ. Đó là một câu chuyện văn hóa khác xa với nước ngoài, khi trẻ em luôn được bảo vệ và vấn đề hun nựng rất nhạy cảm. Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận lại văn hóa và cách ứng xử này một cách nghiêm túc", ông Thuận nói.

Còn  bà Phan Thị Hoài Yến, giảng dạy ở khoa Tâm thể tại Bệnh viện quận Thủ Đức cho rằng: "Chúng ta nên kiểm soát lại bệnh ấu dâm xã hội. Và nhìn thẳng vào vấn đề ấu dâm là một bệnh càng được điều trị và hỗ trợ về mặt tâm lý để tránh trường hợp những đứa trẻ vô tội bị xâm hại bởi những bệnh nhân này".

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement