09/11/2019 08:29
Huy động vốn của Vingroup tăng mạnh, bấp chấp việc đi lùi trong xếp hạng tín dụng
Bất chấp các hãng xếp hạng đánh giá triển vọng không mấy tươi sáng của Vingroup, Tập đoàn này vẫn huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư.
Đi lùi
Hồi giữa tháng 9, Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Tập đoàn Vingroup ở mức B , thay đổi triển vọng từ “Ổn định” thành “Tiêu cực”. Tuy nhiên, đây là điều mà Vingroup đã dự liệu khi quyết định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp.
Đầu tư cho ô tô Vinfast là nguyên nhân khiến Vingroup bị xếp hạng tín dụng đi lùi. |
Lý do được S&P đưa ra là Vingroup tiếp tục tăng sử dụng nợ vay để đầu tư mạnh trong ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực dự kiến phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu khiến các chỉ tiêu tài chính có thể sẽ kém khả quan hơn.
Theo Vingroup, đây là điều đã nằm trong dự liệu của Vingroup vì các lĩnh vực Tập đoàn mới tham gia là Công nghiệp và Công nghệ, đặc biệt là dự án sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và chịu lỗ, chưa thể sinh lời ngay.
Hiện tại, VinFast là dự án được đầu tư lớn nhất của Vingroup. Đặc biệt, nhằm giúp đông đảo người Việt được tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm, VinFast đang duy trì chính sách giá “3 không” (không chi phí khấu hao đầu tư, không chi phí tài chính và không lợi nhuận) kèm nhiều ưu đãi khác.
Phát biểu về thông báo của S&P, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup nói: “Chúng tôi ý thức rất rõ về khả năng kết quả xếp hạng tín nhiệm có thể bị ảnh hưởng ngay từ đầu khi đầu tư mạnh vào các mảng Công nghiệp và Công nghệ, nhất là ô tô. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, đây chỉ là những khó khăn trước mắt cần vượt qua”.
Ông Quang cũng cho rằng, với mong muốn xây dựng một thương hiệu Việt Nam uy tín trên trường quốc tế, Vingroup chấp nhận các khó khăn trong ngắn hạn. Vingroup cũng đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh, vận hành cũng như các kế hoạch tài chính và quản trị rủi ro chặt chẽ để từng bước vượt qua các khó khăn này.
S&P là một trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín hiện nay. Năm 2017, S&P đã nâng xếp hạng tín nhiệm Vingroup lên mức B nhờ có vị thế thị trường tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực Đông Nam Á và vẫn tiếp tục duy trì mức xếp hạng này tới nay.
Trước đó, tổ chức xếp hạng Fitch Ratings cũng điều chỉnh triển vọng của Vingroup từ “Ổn định” sang “Tiêu cực”, dù vẫn giữ nguyên xếp hạng tín dụng B . Đến tháng 7/2019, Fitch công bố ngừng xếp hạng Vingroup sau bảy năm đánh giá kể từ lần đầu vào năm 2012,do công ty này dừng cung cấp thông tin đến tổ chức đánh giá.
Fitch Ratings, Standard & Poor's và Moody là ba tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín hàng đầu thế giới. Kết quả đánh giá của các tổ chức này là một trong những cơ sở quan trọng để huy động nguồn vốn từ thị trường quốc tế.
Huy động vốn vẫn tăng
Bất chấp những đánh giá không mấy khả quan của các tổ chức xếp hạng tín dụng, từ đầu năm đến nay, Vingroup và các công ty liên quan đã huy động hơn 1,5 tỷ USD từ nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, công ty cũng công bố nghị quyết về việc huy động tối đa 750 triệu USD trái phiếu quốc tế không chuyển đổi, niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Singapore.
Tuy nhiên,từ đầu năm đến nay, Vingroup và các công ty liên quan đã huy động hơn 1,5 tỷ USD từ nhà đầu tư nước ngoài. |
Thương vụ đáng chú ý nhất của Tập đoàn Vingroup là hoàn tất phân phối 154,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho SK Investment, trong tổng số 250 triệu cổ phiếu đăng ký chào bán, tương đương tỷ lệ 61,73%, từ ngày 20/4 đến 21/5.
Sau giao dịch, SK Investment-một đơn vị thuộc Tập đoàn SK của Hàn Quốc đã sở hữu 4,61% vốn của Vingroup. Tính thêm 51,4 triệu cổ phiếu VIC nhận chuyển nhượng từ VinCommerce, Tập đoàn SK sở hữu 6,15% vốn của Vingroup.
Giá chào bán cho SK Group là 113.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị đợt phát hành ở mức hơn 14.437 tỷ đồng. Trừ chi phí 372 tỷ đồng, Vingroup thu ròng hơn 17.065 tỷ đồng. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của Vingroup tăng lên hơn 34.290 tỷ đồng.
Cổ phần được chào bán cho SK sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng theo quyết định của tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào ngày 16/5, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn SK đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Tập đoàn SK sẽ đầu tư khoảng 23.300 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD để mua cổ phiếu của Vingroup và sẽ trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn.
Hồi tháng 9/2019, Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) vừa đầu tư 500 triệu USD (tương đương 11.600 tỷ đồng) để sở hữu cổ phần thiểu số tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.
VCM được Vingroup thành lập ngày 5/8/2019, do Phó Tổng giám đốc Vingroup Mai Hương Nội làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.Theo đăng ký thành lập mới ngày 5/8, Vingroup sở hữu 64,3%, ông Bùi Xuân Toàn nắm 10,94% và ông Ngạc Văn Lượng giữ 3,63% tại VCM.
Sau đó, Vingroup cũng thông báo chuyển sở hữu 64,36% cổ phần VinCommerce gián tiếp thông qua VCM.VCM cũng được nâng vốn từ 1 tỷ đồng lên 6.437 tỷ đồng, tương ứng tăng 6.436 tỷ đồng (bằng đúng vốn điều lệ của của VinCommerce). VCM trở thành công ty mẹ sở hữu chuỗi VinMart và VinMart .
Trong 6 năm Vingroup huy động được 7,6 tỷ USD. |
Thành lập năm 1981, GIC hiện là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất của chính phủ Singapore hiện đang quản lý khối tài sản hơn 359 tỉ USD. GIC là một trong 10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, theo số liệu của Sovereign Wealth Fund Institute. Tổ chức này cũng là một trong ba đơn vị quản lý dự trữ tại Singapore cùng với Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) và Temasek.
Nếu tính từ 2013 đến nay, Vingroupđã thực hiện được 17 giao dịch huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài với tổng số tiền huy động được là 7,6 tỷ USD.Con số này bao gồm cả vốn vay và vốn cổ phần cho Vingroup và các đơn vị thành viên.
Thương vụ huy động vốn cổ phần đầu tiên là khoản đầu tư 200 triệu USD từ Warburg Pincus vào Vincom Retail tháng 5/2013. Đến tháng 6/2015, quỹ đầu tư này tiếp tục rót thêm 100 triệu USD.Đầu tư 300 triệu USD để đổi lấy 20% cổ phần, Warburg Pincus đã lãi hơn gấp đôi khi Vincom Retail thực hiện IPO vào cuối năm 2017.
Đợt huy động vốn lớn nhất lên tới 1,35 tỷ USD là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) của Vinhomes diễn ra vào tháng 5/2018. Một thương vụ tỷ đô khác của Vingroup diễn ra trong tháng 5/2019 là đợt huy động vốn 1 tỷ USD từ đối tác chiến lược SK Group.
Trong giai đoạn 6 năm từ 2013 đến 2019, việc huy động vốn của Vingroup diễn ra mạnh nhất trong hai năm gần đây với tổng số tiền huy động hơn 4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất là VinHomes và VinFast. Trong khi với Vinhomes là đợt IPO có quy mô lớn nhất từ trước đến nay thìVinFast huy động thành công hai khoản vay quốc tế lãi suất thấp với tổng giá trị 1,35 tỷ USD, vào tháng 4 và tháng 10/2018.
Lần huy động vốn gần nhất của Vingroup là vào tháng 9/2019 khi quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã chi ra 500 triệu USD mua cổ phiếu của VCM (công ty mẹ của Vincommerce).
Khả quan
Trong quý III/2019, Vingroup cótổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý đạt 31.571 tỷ đồng – tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong quý 3 năm 2019 đạt 15.285 tỷ đồng, tăng 1.914 tỷ đồng tương đương với tăng 14,3% so với quý 3 năm 2018, chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Skylake, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Smart City, Vinhomes Star City Thanh Hóa và các căn nhà phố thương mại của Vincom Retail. Vinhomes tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án, mở rộng hiện diện trên cả nước.
Đầu tháng 7/2019, Thành phố thông minh – công viên đầu tiên Vinhomes Grand Park vừa ra mắt đã xác lập kỷ lục bán hàng chưa từng có trên thị trường bất động sản TP.HCM với hơn 10.000 căn hộ được giao dịch thành công chỉ trong 17 ngày. Tỷ lệ hấp thụ đạt mức tuyệt đối 100%. Hai dự án Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park tiếp tục ghi nhận tốc độ bán tốt.
Doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan trong kỳ đạt 2.110 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Về quy mô, tính đến hết ngày 30/09/2019, Vincom Retail sở hữu và vận hành 70 trung tâm thương mại hoạt động tại 39 tỉnh và thành phố trên toàn quốc.
Tình hình kinh doanh của Vingroup vẫn đang rất khả quan. |
Với tổng diện tích sàn bán lẻ đạt khoảng 1,5 triệu m2, Vincom Retail tiếp tục giữ vững vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực phát triển, sở hữu và quản lý mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam.
Doanh thu từ hoạt động du lịch và vui chơi giải trí trong kỳ đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm trước. Vinpearl đã có bước nhảy vọt về tăng trưởng số đêm phòng bán (tăng 165% so với 9 tháng 2018). Vinpearl đã được vinh danh với 9 giải thưởng tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019.
Doanh thu kinh doanh bán lẻ trong quý 3 năm 2019 đạt 7.862 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Mạng lưới bán lẻ không ngừng được mở rộng. VinMart, VinMart và VinPro nâng tổng số siêu thị và cửa hàng trên toàn hệ thống lên gần 2.650 cửa hàng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Mảng kinh doanh bán lẻ của Vingroup đang đồng loạt triển khai Chương trình “Đồng hành bảo vệ môi trường” bằng hàng loạt giải pháp tổng thể gồm VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh nhằm từng bước giảm thiểu và thay thế các vật liệu nhựa sử dụng một lần trong kinh doanh.
Tập đoàn Vingroup tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp. Sau VinFast Klara, VinFast đã ra mắt hai dòng xe máy điện Impes, Ludo mang phong cách thể thao đô thị và triển khai hệ thống trạm đổi pin tiện dụng khắp cả nước với gần 1.500 trạm tại 32 tỉnh thành.
Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần FastGo Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, bước đầu sẽ đưa 1.500 xe VinFast Fadil vào cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ.
Trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh, VinSmart ra mắt thị trường 4 mẫu điện thoại mới là Vsmart Bee, Star, Joy 2 và Live. Bên cạnh đó, vào đầu tháng 10, VinSmart đã chính thức ra mắt tại thị trường Nga với việc hợp tác với nhà phân phối TFN Trading. Đây là thị trường xuất khẩu thứ ba của VinSmart.
Lợi nhuận trước thuế quý III/2019 đạt 2.544 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 712 tỷ đồng. Tại ngày 30/9/2019, tổng tài sản Vingroup đạt 357.159 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 125.408 tỷ đồng, tăng lần lượt 24% và 27% so với cuối năm 2018.
Cũng trong quý III năm 2019, Vincom Retail đã và đang khẩn trương chuẩn bị cho việc khai trương 9 trung tâm thương mại Vincom mới trong dịp cuối năm, trong đó có 6 trung tâm thương mại Vincom Plaza và 3 Vincom . Dự kiến đến hết năm 2019, Vincom Retail sẽ sở hữu và vận hành 79 trung tâm thương mại trên toàn hệ thống.
Tính riêng trong năm 2018, sau khi niêm yết, công ty con của Vingroup trong lĩnh vực bất động sản là Vinhomes đã huy động được gần 1,4 tỉ USD từ giao dịch chuyển nhượng cổ phần cho nhiều nhà đầu tư quốc tế. Năm 2018, Vingroup cũng thành công trong việc gọi vốn qua nhiều kênh từ cáctổ chức tài chính quốc tế và cho nhiều công ty con với 2,5 tỉ USD. Một số giao dịch điển hình như phát hành 84 triệu cổ phiếu ưu đãi cho Hanwha (Hàn Quốc) để huy động 400 triệu USD, khoản vay 950 triệu USD trong khoảng 10 năm cho VinFast được bảo lãnh bởi Euler Hermes – cơ quan Tín dụng xuất khẩu thuộc chính phủ Đức và thương vụ Vinpearl phát hành trái phiếu quốc tế hoán đổi trị giá 450 triệu USD. |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp