30/07/2020 17:42
Hứng chịu làn sóng COVID-19 thứ hai, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh thứ 5 thế giới
Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo có khả năng hấp thụ cú sốc từ COVID-19 tốt, tốc độ tăng GDP vẫn dương 2,8%.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra báo cáo Tác động kinh tế của COVID-19: Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Buổi công bố được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của bà Stefanie Stallmeister, Quyền Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam và Jacques Morisset, Nhà kinh tế trưởng và lãnh đạo chương trình tại WB.
COVID-19 là vết sẹo khó phai
WB cho biết, nền kinh tế toàn cầu đã rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vài thập kỷ qua. GDP toàn cầu dự kiến suy giảm 5,2% trong năm 2020 do đại dịch COVID-19 và do các biện pháp được tiến hành để kiềm chế dịch bệnh theo thời gian. Ngoại trừ khu vực Đông Á, tất cả đều đưa ra báo cáo tăng trưởng GDP âm trong năm 2020. Tương tự, chỉ có 57/191 quốc gia dự kiến có tăng trưởng GDP từ năm 2019 đến năm 2020, thấp hơn con số 171 cách đây một năm.
Dù có phần lạc quan hơn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng đáng kể bởi khủng hoảng COVID-19 khi tốc độ tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2020 chỉ đạt 1,8%. Đây là mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua.
Vào thời điểm có nhiều bất định, các doanh nghiệp và hộ gia đình phải đối mặt với hạn chế về dòng tiền. Vì vậy, họ phải giới hạn các kế hoạch đầu tư và tiêu dùng. Tốc độ tăng tổng đầu tư theo giá hiện hành giảm còn 3,4% trong nửa đầu năm 2020 so với 10,2% trong cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng đầu tư tư nhân giảm đà còn 4,6% so với 16,5% vì nhiều doanh nghiệp bắt đầu phải đối mặt với bất định và hạn chế về dòng tiền.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, khoảng 8 triệu người lao động có thời điểm bị mất việc làm trong những tháng qua, ngoài ra còn có thêm 17 triệu người khác bị cắt giảm thời gian làm việc hoặc thu nhập. Chính phủ ước tính, thu nhập tháng bình quân của người lao động trong quý II/2020 giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019.
Khảo sát hộ gia đình gần đây do WB phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành trong nửa cuối tháng 6 cũng cho thấy ảnh hưởng từ COVID-19 rất lớn. Khoảng 3/4 các hộ gia đình cho biết có lúc bị mất thu nhập từ tháng 2, chủ yếu do mất việc làm và giảm thu nhập làm công ăn lương hoặc kinh doanh cá thể.
“Đại dịch cũng để lại những vết sẹo khó phai, nhất là với những người dân và doanh nghiệp thiếu chuẩn bị nhất cho cú sốc như lần này”, đơn vị này nhận định.
GDP Việt Nam ở mức 2,8%?
Tuy nhiên, theo WB, nền kinh tế Việt Nam đã bị tổn thương nhưng vẫn thuộc dạng năng động nhất trên thế giới. Tổ chức này vẫn giữ nguyên mức dương trong dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cả năm nay, ở mức 2,8%. Đây là mức tăng trưởng kinh tế nhanh thứ 5 thế giới, chỉ sau một nhóm nhỏ các quốc gia ở châu Phi.
Tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục được nâng lên đến 6,8% vào năm 2021, theo kịch bản cơ sở. Trong trường hợp tình hình bên ngoài kém thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ đạt tăng trưởng lần lượt ở mức 1,5% vào năm 2020 và 4,5% vào năm 2021, theo kịch bản xấu hơn.
“Nhìn chung, chúng tôi vãn rất lạc quan về kinh tế Việt Nam và những con số cũng đã nói lên điều này. Việc trở thành nước tăng trưởng nhanh thứ 5 thế giới là một thành tựu lớn. Cho dù theo kịch bản gì thì Việt Nam vẫn được cho là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới vào năm 2020”, bà Stefanie, Quyền Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Giải thích cho quan điểm lạc quan, ông Jacques Morisset, Nhà kinh tế trưởng và lãnh đạo chương trình tại WB, cho rằng, Việt Nam là một quốc gia khoẻ mạnh nên dù GDP giảm tới 7% nhưng vẫn là một “cơ thể” có khả năng hấp thụ tốt cú sốc từ dịch COVID-19.
“Việt Nam đi trước rất nhiều so với các nước trong việc phòng chống dịch. Đi khắp Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhiều cửa hàng mở cửa thoải mái, một hình ảnh rất lạ. Việt Nam sẽ là một quốc gia để các doanh nghiệp đa dạng hoá lãnh thổ. Và Việt Nam nên tận dụng việc này là hình ảnh để quảng bá với các nhà đầu tư ngoại”, ông nhận xét.
Vị này đề xuất, để đón làn sóng đầu tư FDI chuyển dịch trong xu hướng “thoái Trung”, Việt Nam cần chủ động hơn nữa. Theo ông, các doanh nghiệp FDI luôn thích địa điểm có sẵn nguồn cung ứng chất lượng và nguồn lao động tay nghề cao. Đây là điểm cần cải thiện để tận dụng cơ hội tốt.
Theo WB, thời gian qua, Chính phủ đã có những biện pháp hữu hiệu để nâng đỡ nền kinh tế quốc dân. Nhưng đơn vị này đề xuất, Chính phủ nên dồn lực hỗ trợ 3 ngành: du lịch - giải trí, vận tải, công nghiệp chế tạo. “Chính phủ nên hỗ trợ các doanh nghiệp một cách có mục tiêu vì không phải doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 như nhau. Vẫn có 1 số ngành nghề hoạt động tốt”, ông nói thêm.
Vẫn là ngôi sao sáng dù có làn sóng dịch thứ hai
Báo cáo của WB đưa ra giữa lúc làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ hai đang dần lộ rõ, số ca nhiễm ngoài cộng đồng ngày càng tăng. Khi được hỏi về sức ảnh hưởng của đợt bùng phát này tới tăng trưởng GDP, ông Jacques đáp: “Đây là một câu hỏi khó. Dựa trên những gì chúng ta chứng kiến vào tháng 4 và tình hình các nước thế giới, khi chúng ta đóng cửa tất cả mọi thứ, rõ ràng tổn thất kinh tế sẽ rất lớn”.
Song, ông vẫn lạc quan vì tình trạng 30 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 chỉ dồn vào gian đoạn 3 tuần giãn cách xã hội. Sau đó, sự phục hồi đã đến rất nhanh. “Tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có sức chống chịu rất tốt, người dân cũng có sẵn tính tiết kiệm và thích nghi cao”, ông nói.
Ông Jacques Morisset lạc quan về tình hình của Việt Nam giữa đợt bùng phát dịch thứ hai. |
Tuy nhiên, vị này vẫn lưu ý: “Nhưng khi có lệnh giãn cách xã hội lần thứ hai, tôi không chắc sức chịu đựng của chúng ta vẫn cao như thế. Tôi tin rằng, Chính phủ sẽ cân nhắc mọi thứ”.
Hồi cuối tháng 5, WB có nhận định: “Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời COVID-19 tăm tối”. Đến nay, Quyền Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam vẫn giữ nguyên quan điểm. “Tôi nghĩ nhận định trên của WB vẫn còn đúng. Dù chưa rõ tình hình mai sau, nhưng ít nhất đến hiện tại Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng”.
Bổ sung thêm, ông Jacques dự đoán: “Không những là một ngôi sao sáng, chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam còn có chính sách ứng phó tốt hơn với đại dịch. Việt Nam có cơ hội và nền tảng cơ bản tốt để phát triển lên nền kinh tế số, không cần tiếp xúc”.
Ông giải thích thêm, phần lớn người dân đang dùng điện thoại thông minh, kể cả người nghèo. Thêm vào đó, Chính phủ cũng dang nâng cấp hạ tầng viễn thông, tuy vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền. Đây là hai yếu tố căn bản cho nền kinh tế số, nền kinh tế không cần tiếp xúc phát triển.
Người dân và doanh nghiệp Việt Nam có tính thích nghi cao. Ảnh: Tất Đạt |
Tuy nhiên, một số vấn đề cho tương lai này vẫn tồn đọng. Hiện nay 2/3 người dân đang không có tài khoản ngân hàng. Việc thanh toán điện tử là yếu tố quan trọng cho nền kinh tế số. Đây là thứ Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa để có thành tựu tốt hơn.
Báo cáo của WB đưa ra luận điểm rằng, Việt Nam không nên tư duy theo hướng trạng thái bình thường sẽ quay lại như cũ, mà nên xác định xem trạng thái bình thường mới sẽ ra sao, khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người sinh sống, làm việc và giao tiếp trên nhiều góc độ khác nhau. “Việt Nam đang kiểm soát dịch tốt nên đây có thể là ‘trong nguy có cơ’ để Việt Nam vươn lên vị trí cao hơn về kinh tế. Cần tận dụng cơ hội này để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, bà Stefanie nhấn mạnh. Bổ sung thêm, ông Jacques cho rằng, Việt Nam đang có tinh thần rất khẩn trương trong việc hành động khôi phục kinh tế. Nhưng để bền vững, Việt Nam phải dịch chuyển từ tăng trưởng dựa vào số lượng sang tăng trưởng dựa vào chất lượng. “Tăng trưởng dựa vào số lượng là cách của nước nghèo, khi tiến sang nước thu nhập trung bình và cao, đó là điều nguy hiểm, nhất là với môi trường”, ông lưu ý. WB cho rằng, Nhà nước cần chủ động nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Trong trạng thái bình thường mới, Chính phủ cần quan tâm sát sao đến tình trạng bất bình đẳng tăng lên. “Kinh tế Việt Nam không chỉ tăng trưởng nhanh mà còn bình đẳng. Nhưng COVID-19 đã đem lại sự bất bình đẳng mới”, ông Jacques cảnh báo. |
Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19
1405
CA NHIỄM
35
CA TỬ VONG
1252
CA PHỤC HỒI
73.803.321
CA NHIỄM
1.641.440
CA TỬ VONG
51.813.957
CA PHỤC HỒI
Nơi khởi bệnh | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
Đà Nẵng | 412 | 31 | 365 |
Hà Nội | 174 | 0 | 167 |
Hồ Chí Minh | 144 | 0 | 123 |
Quảng Nam | 107 | 3 | 101 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 69 | 0 | 65 |
Khánh Hòa | 64 | 0 | 29 |
Bạc Liêu | 50 | 0 | 48 |
Thái Bình | 38 | 0 | 35 |
Hải Dương | 32 | 0 | 29 |
Ninh Bình | 32 | 0 | 28 |
Đồng Tháp | 24 | 0 | 21 |
Hưng Yên | 23 | 0 | 22 |
Thanh Hóa | 21 | 0 | 19 |
Quảng Ninh | 20 | 0 | 20 |
Bắc Giang | 20 | 0 | 20 |
Hoà Bình | 19 | 0 | 19 |
Vĩnh Phúc | 19 | 0 | 19 |
Nam Định | 15 | 0 | 15 |
Bình Dương | 12 | 0 | 12 |
Cần Thơ | 10 | 0 | 10 |
Bình Thuận | 9 | 0 | 9 |
Bắc Ninh | 8 | 0 | 8 |
Đồng Nai | 7 | 0 | 4 |
Quảng Ngãi | 7 | 0 | 7 |
Hà Nam | 7 | 0 | 5 |
Quảng Trị | 7 | 1 | 6 |
Tây Ninh | 7 | 0 | 7 |
Trà Vinh | 5 | 0 | 5 |
Lạng Sơn | 4 | 0 | 4 |
Hà Tĩnh | 4 | 0 | 4 |
Hải Phòng | 3 | 0 | 3 |
Ninh Thuận | 3 | 0 | 2 |
Thanh Hoá | 3 | 0 | 2 |
Phú Thọ | 3 | 0 | 3 |
Đắk Lắk | 3 | 0 | 3 |
Thừa Thiên Huế | 2 | 0 | 2 |
Lào Cai | 2 | 0 | 2 |
Thái Nguyên | 1 | 0 | 1 |
Cà Mau | 1 | 0 | 1 |
Kiên Giang | 1 | 0 | 1 |
Bến Tre | 1 | 0 | 1 |
Lai Châu | 1 | 0 | 1 |
Hà Giang | 1 | 0 | 1 |
Quốc Gia | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
United States | 17.143.779 | 311.068 | 10.007.853 |
India | 9.932.908 | 144.130 | 9.455.793 |
Brazil | 6.974.258 | 182.854 | 6.067.862 |
Russia | 2.707.945 | 47.968 | 2.149.610 |
France | 2.391.447 | 59.072 | 179.087 |
Turkey | 1.898.447 | 16.881 | 1.661.191 |
United Kingdom | 1.888.116 | 64.908 | 0 |
Italy | 1.870.576 | 65.857 | 1.137.416 |
Spain | 1.771.488 | 48.401 | 0 |
Argentina | 1.510.203 | 41.204 | 1.344.300 |
Colombia | 1.444.646 | 39.356 | 1.328.430 |
Germany | 1.378.518 | 23.692 | 1.003.300 |
Mexico | 1.267.202 | 115.099 | 938.089 |
Poland | 1.147.446 | 23.309 | 879.748 |
Iran | 1.123.474 | 52.670 | 833.276 |
Peru | 987.675 | 36.817 | 922.314 |
Ukraine | 909.082 | 15.480 | 522.868 |
South Africa | 873.679 | 23.661 | 764.977 |
Indonesia | 629.429 | 19.111 | 516.656 |
Netherlands | 628.577 | 10.168 | 0 |
Belgium | 609.211 | 18.054 | 41.700 |
Czech Republic | 586.251 | 9.743 | 511.798 |
Iraq | 577.363 | 12.614 | 511.639 |
Chile | 575.329 | 15.949 | 548.190 |
Romania | 565.758 | 13.698 | 465.050 |
Bangladesh | 494.209 | 7.129 | 426.729 |
Canada | 475.214 | 13.659 | 385.975 |
Philippines | 451.839 | 8.812 | 418.867 |
Pakistan | 443.246 | 8.905 | 386.333 |
Morocco | 403.619 | 6.711 | 362.911 |
Switzerland | 388.828 | 6.266 | 311.500 |
Israel | 360.630 | 3.014 | 338.784 |
Saudi Arabia | 360.155 | 6.069 | 350.993 |
Portugal | 353.576 | 5.733 | 280.038 |
Sweden | 341.029 | 7.667 | 0 |
Austria | 327.679 | 4.648 | 287.750 |
Hungary | 285.763 | 7.237 | 83.115 |
Serbia | 277.248 | 2.433 | 31.536 |
Jordan | 265.024 | 3.437 | 226.245 |
Nepal | 250.180 | 1.730 | 238.569 |
Ecuador | 202.356 | 13.896 | 177.951 |
Panama | 196.987 | 3.411 | 164.855 |
Georgia | 194.900 | 1.883 | 164.786 |
United Arab Emirates | 187.267 | 622 | 165.023 |
Bulgaria | 184.287 | 6.005 | 87.935 |
Azerbaijan | 183.259 | 2.007 | 119.005 |
Japan | 181.870 | 2.643 | 153.519 |
Croatia | 179.718 | 2.778 | 155.079 |
Belarus | 164.059 | 1.282 | 141.443 |
Dominican Republic | 155.797 | 2.367 | 121.323 |
Costa Rica | 154.096 | 1.956 | 121.031 |
Armenia | 149.120 | 2.529 | 127.452 |
Lebanon | 148.877 | 1.223 | 104.207 |
Bolivia | 147.716 | 9.026 | 126.720 |
Kuwait | 146.710 | 913 | 142.599 |
Kazakhstan | 142.986 | 2.088 | 127.096 |
Qatar | 141.272 | 241 | 138.919 |
Slovakia | 135.523 | 1.251 | 100.303 |
Guatemala | 130.082 | 4.476 | 118.793 |
Moldova | 128.656 | 2.625 | 111.314 |
Oman | 126.719 | 1.475 | 118.505 |
Greece | 126.372 | 3.785 | 9.989 |
Egypt | 122.609 | 6.966 | 105.450 |
Ethiopia | 117.542 | 1.813 | 96.307 |
Denmark | 116.087 | 961 | 82.099 |
Honduras | 114.642 | 2.989 | 51.688 |
Palestine | 113.409 | 1.023 | 88.967 |
Tunisia | 113.241 | 3.956 | 86.801 |
Myanmar | 110.667 | 2.319 | 89.418 |
Venezuela | 108.480 | 965 | 103.271 |
Bosnia Herzegovina | 102.330 | 3.457 | 67.649 |
Slovenia | 98.281 | 2.149 | 75.017 |
Lithuania | 96.452 | 863 | 41.665 |
Paraguay | 95.353 | 1.991 | 67.953 |
Algeria | 93.065 | 2.623 | 61.307 |
Kenya | 92.459 | 1.604 | 73.979 |
Libya | 92.017 | 1.319 | 62.144 |
Bahrain | 89.444 | 348 | 87.490 |
China | 86.770 | 4.634 | 81.821 |
Malaysia | 86.618 | 422 | 71.681 |
Kyrgyzstan | 77.910 | 1.316 | 70.867 |
Ireland | 76.776 | 2.134 | 23.364 |
Uzbekistan | 75.241 | 612 | 72.522 |
Macedonia | 74.732 | 2.169 | 50.852 |
Nigeria | 74.132 | 1.200 | 66.494 |
Singapore | 58.341 | 29 | 58.233 |
Ghana | 53.270 | 327 | 51.965 |
Albania | 50.000 | 1.028 | 25.876 |
Afghanistan | 49.703 | 2.001 | 38.500 |
South Korea | 45.442 | 612 | 32.947 |
Luxembourg | 42.250 | 418 | 33.486 |
Montenegro | 42.148 | 597 | 32.097 |
El Salvador | 42.132 | 1.212 | 38.260 |
Norway | 41.852 | 395 | 34.782 |
Sri Lanka | 34.121 | 154 | 24.867 |
Finland | 31.459 | 466 | 20.000 |
Uganda | 28.168 | 225 | 10.005 |
Australia | 28.056 | 908 | 25.690 |
Latvia | 26.472 | 357 | 17.477 |
Cameroon | 25.359 | 445 | 23.851 |
Sudan | 21.864 | 1.372 | 12.667 |
Ivory Coast | 21.775 | 133 | 21.335 |
Estonia | 18.682 | 157 | 11.669 |
Zambia | 18.428 | 368 | 17.487 |
Madagascar | 17.587 | 259 | 16.992 |
Senegal | 17.216 | 350 | 16.243 |
Mozambique | 17.042 | 144 | 15.117 |
Namibia | 16.913 | 164 | 14.981 |
Angola | 16.362 | 372 | 8.990 |
French Polynesia | 15.870 | 97 | 4.842 |
Cyprus | 15.789 | 84 | 2.057 |
Congo [DRC] | 14.597 | 358 | 12.773 |
Guinea | 13.457 | 80 | 12.713 |
Maldives | 13.392 | 48 | 12.760 |
Botswana | 12.873 | 38 | 10.456 |
Tajikistan | 12.777 | 88 | 12.212 |
French Guiana | 11.906 | 71 | 9.995 |
Jamaica | 11.875 | 276 | 8.212 |
Zimbabwe | 11.522 | 310 | 9.599 |
Mauritania | 11.431 | 236 | 8.248 |
Cape Verde | 11.395 | 110 | 11.055 |
Malta | 11.303 | 177 | 9.420 |
Uruguay | 10.418 | 98 | 6.895 |
Haiti | 9.597 | 234 | 8.280 |
Cuba | 9.588 | 137 | 8.592 |
Belize | 9.511 | 211 | 4.514 |
Syria | 9.452 | 543 | 4.494 |
Gabon | 9.351 | 63 | 9.204 |
Réunion | 8.534 | 42 | 8.037 |
Guadeloupe | 8.524 | 154 | 2.242 |
Hong Kong | 7.722 | 123 | 6.345 |
Bahamas | 7.698 | 164 | 6.081 |
Andorra | 7.382 | 79 | 6.706 |
Swaziland | 6.912 | 132 | 6.476 |
Trinidad and Tobago | 6.900 | 123 | 6.204 |
Rwanda | 6.832 | 57 | 6.036 |
Democratic Republic Congo Brazzaville | 6.200 | 100 | 4.988 |
Malawi | 6.080 | 187 | 5.659 |
Guyana | 5.973 | 156 | 5.144 |
Nicaragua | 5.887 | 162 | 4.225 |
Mali | 5.878 | 205 | 3.697 |
Djibouti | 5.749 | 61 | 5.628 |
Mayotte | 5.616 | 53 | 2.964 |
Martinique | 5.575 | 42 | 98 |
Iceland | 5.571 | 28 | 5.401 |
Suriname | 5.381 | 117 | 5.231 |
Equatorial Guinea | 5.195 | 85 | 5.061 |
Aruba | 5.079 | 46 | 4.911 |
Central African Republic | 4.936 | 63 | 1.924 |
Somalia | 4.579 | 121 | 3.529 |
Burkina Faso | 4.300 | 73 | 2.940 |
Thailand | 4.246 | 60 | 3.949 |
Gambia | 3.785 | 123 | 3.653 |
Curaçao | 3.699 | 11 | 1.889 |
Togo | 3.295 | 66 | 2.821 |
South Sudan | 3.222 | 62 | 3.043 |
Benin | 3.090 | 44 | 2.972 |
Sierra Leone | 2.451 | 75 | 1.853 |
Guinea-Bissau | 2.447 | 44 | 2.378 |
Niger | 2.361 | 82 | 1.329 |
Lesotho | 2.307 | 44 | 1.398 |
Channel Islands | 2.192 | 48 | 1.339 |
New Zealand | 2.100 | 25 | 2.032 |
Yemen | 2.085 | 606 | 1.384 |
San Marino | 1.982 | 52 | 1.685 |
Chad | 1.784 | 102 | 1.611 |
Liberia | 1.676 | 83 | 1.358 |
Liechtenstein | 1.579 | 21 | 1.366 |
Vietnam | 1.405 | 35 | 1.252 |
Sint Maarten | 1.269 | 26 | 1.111 |
Gibraltar | 1.104 | 6 | 1.040 |
Sao Tome and Principe | 1.010 | 17 | 952 |
Mongolia | 918 | 0 | 384 |
Saint Martin | 801 | 12 | 675 |
Turks and Caicos | 771 | 6 | 741 |
Taiwan | 742 | 7 | 611 |
Burundi | 735 | 1 | 640 |
Papua New Guinea | 729 | 8 | 601 |
Diamond Princess | 712 | 13 | 699 |
Eritrea | 711 | 0 | 564 |
Monaco | 678 | 3 | 609 |
Comoros | 633 | 7 | 606 |
Faeroe Islands | 530 | 0 | 506 |
Mauritius | 524 | 10 | 489 |
Tanzania | 509 | 21 | 183 |
Bermuda | 456 | 9 | 247 |
Bhutan | 438 | 0 | 404 |
Isle of Man | 373 | 25 | 344 |
Cambodia | 362 | 0 | 319 |
Cayman Islands | 302 | 2 | 277 |
Barbados | 297 | 7 | 273 |
Saint Lucia | 278 | 4 | 240 |
Seychelles | 202 | 0 | 184 |
Caribbean Netherlands | 177 | 3 | 166 |
St. Barth | 162 | 1 | 127 |
Brunei | 152 | 3 | 147 |
Antigua and Barbuda | 148 | 5 | 138 |
Saint Vincent and the Grenadines | 98 | 0 | 81 |
Dominica | 88 | 0 | 83 |
British Virgin Islands | 76 | 1 | 72 |
Grenada | 69 | 0 | 41 |
Fiji | 46 | 2 | 38 |
Macau | 46 | 0 | 46 |
Laos | 41 | 0 | 34 |
New Caledonia | 36 | 0 | 35 |
Timor-Leste | 31 | 0 | 30 |
Saint Kitts and Nevis | 28 | 0 | 23 |
Vatican City | 27 | 0 | 15 |
Falkland Islands | 23 | 0 | 17 |
Greenland | 19 | 0 | 18 |
Solomon Islands | 17 | 0 | 5 |
Saint Pierre Miquelon | 14 | 0 | 14 |
Montserrat | 13 | 1 | 12 |
Western Sahara | 10 | 1 | 8 |
Anguilla | 10 | 0 | 4 |
MS Zaandam | 9 | 2 | 7 |
Marshall Islands | 4 | 0 | 4 |
Wallis and Futuna | 3 | 0 | 1 |
Samoa | 2 | 0 | 2 |
Vanuatu | 1 | 0 | 1 |
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement