Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Huawei tìm cách gây quỹ từ nhân viên trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ

Doanh nghiệp

08/09/2020 10:52

Nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đã áp dụng quy tắc mới về cổ tức lợi nhuận cho phép nhân viên của mình mua cổ phiếu ảo trị giá 25% thu nhập của họ trong 5 năm qua.

Huawei Technologies đang cố gắng huy động vốn từ nhân viên của mình khi công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc vật lộn với tác động của các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

Đầu năm nay, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đã áp dụng quy định mới về cổ tức lợi nhuận cho phép nhân viên của họ mua cổ phiếu ảo trị giá 25% thu nhập của họ trong 5 năm qua. Nguồn tin cho biết, nNhững nhân viên đã làm việc hơn 5 năm đủ điều kiện cho chương trình mới, theo những người yêu cầu giấu tên vì thông tin không được công khai.

Theo CNBC, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này do 104.572 nhân viên được sở hữu 100%, bao gồm cả người sáng lập và giám đốc điều hành Ren Zhengfei. Công ty có tổng số 194.000 nhân viên trên toàn thế giới vào cuối năm 2019.

Phát ngôn viên của Huawei đã từ chối bình luận bào ngày 7/9.

Huawei tìm cách gây quỹ từ nhân viên trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ

Chương trình tài trợ nội bộ mới được đưa ra vào thời điểm Huawei phải đối mặt gia tăng các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ và khi chính quyền Trump tiếp tục chiến dịch khiến công ty bị chặn khỏi các dự án mạng di động 5G trên khắp thế giới.

Bằng cách nới lỏng chính sách mua cổ phiếu ảo, Huawei đã tìm cách để huy động nguồn vốn mới cho các sáng kiến ​​nghiên cứu và phát triển của mình. Họ cho biết, kế hoạch này cũng giúp công ty giữ chân nhân tài trong bối cảnh khó khăn hiện tại.

Định giá cho cổ phiếu theo kế hoạch này dựa trên giá trị tài sản trên mỗi cổ phiếu của Huawei từ năm trước.

Mỗi cổ phiếu ảo được định giá 7,85 nhân dân tệ vào năm 2019, tăng 45% so với 5,42 nhân dân tệ vào năm 2010, theo dữ liệu của công ty.

Cổ phiếu không thể được trao đổi giữa các nhân viên, nhưng có thể được bán lại cho công đoàn, theo quy định của công ty. Các nhân viên đã nghỉ hưu cũng sở hữu cổ phần, nhưng những người rời bỏ công việc của Huawei phải bán lại cổ phần của họ nếu họ đã làm việc tại công ty dưới 8 năm.

Ngân sách nghiên cứu và phát triển của Huawei đạt tổng cộng 131,7 tỷ nhân dân tệ (19,2 tỷ USD), tương đương 15,3% tổng doanh thu của Huawei vào năm 2019. Điều này xác định xếp hạng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của công ty là chi tiêu lớn thứ 5 trên toàn thế giới trong năm ngoái trong ngành công nghệ.

Khoản đầu tư đó đã giúp Huawei thu thập được 16.243 bằng sáng chế toàn cầu, mang lại cho tập đoàn này hơn 85.000 bằng sáng chế về các công nghệ tiên tiến khác nhau, từ vật liệu đến các tiêu chuẩn truyền dẫn viễn thông.

Chương trình quyền sở hữu của Huawei được thành lập từ thành lập vào tháng 9/1987, khi CEO Ren Zhengfei bắt đầu bán tổng đài điện thoại ở Trung Quốc.

Thiếu vốn tự có và không có khả năng tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng quốc doanh vốn ưu đãi cho các công ty khác được chính phủ hậu thuẫn, CEO Ren đã trả cho nhân viên trong công ty mới thành lập của mình bằng cổ phiếu, thay cho lương và thưởng.

Các nhà quản lý đề xuất số lượng cổ phần mà các thành viên trong nhóm của họ được hưởng như một phần lương của họ, dựa trên hiệu suất.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement