Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Huawei gục ngã, chúng ta được gì và mất gì?

Khoa học - Công nghệ

08/06/2021 17:21

Tháng 5/2019, Tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó là Donald Trump bất ngờ đánh một đòn "chí mạng" lên Huawei khi đưa công ty vào danh sách đen.

Ngay sau đó, Huawei bị cấm tiếp cận với toàn bộ công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ và sóng gió bắt đầu ập đến với hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vào năm 2020, công ty nhanh chóng vượt qua Samsung, trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.

Dù không giữ vững được thành tích này, Huawei vẫn chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh công nghệ của mình.

Đến thời điểm hiện tại, tình hình dần trở nên xấu đi khi Huawei không còn nằm trong top 5 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu. Nguyên nhân được cho là do thiếu dịch vụ của Google khiến cho tình hình kinh doanh của hãng ở thị trường quốc tế không mấy khả quan.

Cùng với đó, tại chính quê nhà Trung Quốc, Huawei cũng đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ Xiaomi, Oppo, Vivo.

Những tưởng người kế nhiệm ông Trump lên nắm quyền, Huawei sẽ được gỡ bỏ lệnh cấm. Nhưng chính quyền Biden vẫn giữ vững lập trường của Mỹ về vấn đề an ninh quốc gia khi quyết định không thu hồi hay giảm bớt quyền hạn của danh sách đen.

Hai năm trôi qua và ngành công nghiệp smartphone chấp nhận việc Huawei không còn là công ty toàn cầu, đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại bối cảnh chung hiện nay. Điều gì đã thay đổi ngành công nghiệp này mà không có sự phát triển của Huawei? Công ty sẽ làm gì tiếp theo để ứng phó với vấn đề không được Google hỗ trợ?

Những mất mát khi Huawei rời đi

Từ lâu, hai dòng điện thoại cao cấp của Huawei là P và Mate đã trở thành một trong những sản phẩm tốt nhất năm. Với thông số kỹ thuật hàng đầu, thiết kế kinh ngạc và trải nghiệm chụp ảnh xuất sắc, chiếc flagship của Huawei là mẫu máy mà bất kỳ ai cũng nên thử để cảm nhận được sự khác biệt.

Tuy nhiên giờ đây, việc sử dụng smartphone của hãng bên ngoài Trung Quốc là điều không nên làm.

Sự mất mát đó đã khiến các công ty khác chùn lại trong việc sáng tạo sản phẩm. Nói như thế có nghĩa nếu không có Huawei thúc đẩy sự đổi mới – nhất là Samsung, thị trường di động sẽ lại bị bao phủ bởi các ông lớn. Các công nghệ cao cấp cũng vì thế mà không được phát triển đến mức tới hạn như khi còn Huawei.

Trong 5 năm vừa qua, Huawei được xem là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Samsung trong thế giới Android. Và rồi đến nay, sự cạnh tranh đó lại không còn nữa.

Mặt khác, Huawei cũng đuổi kịp Samsung trong mảng smartphone màn hình gập với những sản phẩm thú vị như Mate X2. Mặc dù có rất nhiều công ty đang triển khai nghiên cứu điện thoại màn hình gập, Samsung hiện đang đi đầu về những công nghệ được cho là xu hướng của tương lai.

Cùng với đó, Huawei không chỉ cạnh tranh với các bên sản xuất điện thoại thông minh mà còn là đối thủ của các nhà sản xuất bán dẫn như Qualcomm khi sở hữu dòng chip Kirin cây nhà lá vườn. Mặc dù chipset của Huawei không thể sánh bằng so với các vi xử lý Qualcomm mới nhất về hiệu năng, chúng vẫn có những lợi thế đặc trưng, đặc biệt là về khả năng xử lý thần kinh, các tác vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Trong tương lai, Qualcomm chỉ còn một đối thủ duy nhất là Samsung trên thị trường điện thoại cao cấp vì hãng điện thoại Hàn Quốc thường trang bị chip Exynos tự phát triển cho dòng máy flagship. Song, điều này có thể làm chậm quá trình đổi mới của thị trường.

Những thay đổi tích cực

Khi Huawei không còn nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, các hãng Trung Quốc khác đã có cơ hội tiến lên. Trong đó, Xiaomi là người được lợi nhất khi đang giữ vị trí thứ ba sau Samsung và Apple.

Mặc dù sẽ rất lâu để hãng có thể vượt qua Samsung, nhiều khả năng Xiaomi sẽ sớm bỏ xa Apple chỉ trong một hoặc hai năm tới.

Trong khi đó, một số thương hiệu của tập đoàn điện tử Trung Quốc BBK cũng dần đi lên, bao gồm Oppo, Vivo và Realme. Điểm đáng chú ý là Realme, thương hiệu điện thoại được tách riêng khỏi Oppo vào 3 năm trước, thì nay đã trở thành hãng đứng thứ 6 toàn cầu.

Việc các công ty Trung Quốc tranh giành thị phần ngày càng thu hẹp của Huawei được xem là một tin tốt. Sự cạnh tranh khốc liệt luôn dẫn đến thành quả tốt hơn, những mẫu smartphone chất lượng với giá thành phải chăng hơn.

Tất nhiên, tất cả các công ty Trung Quốc này đều không có sự hiện diện tại Mỹ. Điều đó có nghĩa phần lớn người dùng tại Mỹ sẽ chỉ có hai lựa chọn cho phân khúc điện thoại cao cấp là Samsung và Apple.

Một thương hiệu khác cũng nổi bật không kém của nhà BBK là OnePlus. Đây là nhà sản xuất smartphone Trung Quốc duy nhất có trụ sở đặt tại Mỹ và được nhiều người dùng đánh giá cao. Có thể trong năm tới, OnePlus sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu mạnh mẽ hơn.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến Google với dòng sản phẩm Pixel. Dù nhà sản xuất này chưa có cơ hội lọt top 5 thương hiệu lớn hàng đầu, chiếc lược rõ ràng mới của công ty là tạo ra vi xử lý của riêng mình và thúc đẩy phần cứng máy ảnh lên một tầm cao mới, trong khi trước đó Google đã làm rất tốt phần thuật toán xử lý ảnh.

Trong 5 năm qua, Google dường như đã đưa ra nhiều quyết định sai lầm nên sắp tới đây, hãng sẽ mang đến nhiều đổi mới mang tính bước ngoặt.

Tương lai vô định của Huawei

Rõ ràng, thật khó để kết luận rằng việc Huawei bị cấm túc có tác động lớn hơn so với việc các hãng điện thoại Trung Quốc ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, các công ty hàng đầu thế giới đều lo ngại Huawei. Giờ đây, nỗi sợ hãi đó không còn nữa, thay vào đó là những tên tuổi nhỏ hơn ngồi vào chỗ của Huawei.

Xét ở một số khía cạnh, việc Huawei rút lui mang lại nhiều lợi ích hơn cho ngành công nghiệp smartphone. Đây là lúc Realme, Poco hay những công ty hướng đến phân khúc cấp thấp tranh giành thị phần, trong khi Xiaomi, Oppo hay Vivo dần tạo được chỗ đứng ở phân khúc cao cấp.

Nhưng đồng thời, thị trường vẫn cần một thương hiệu tầm cỡ như Huawei. Ở thời điểm hiện tại, Samsung và Apple không cần phải lo lắng về việc có công ty thứ ba chen chân vào thị trường cao cấp. Dù cho không thể kinh doanh ở Mỹ, việc Huawei phát triển vẫn là mối lo trong mắt Samsung và Apple.

Trên thực tế, đây là mối đe dọa có thật vì vào một năm trước khi Mỹ ban hành lệnh cấm, Huawei đang chuẩn bị gia nhập thị trường này thông qua nhà mạng AT&T. Để có thể được như Huawei, các công ty Trung Quốc khác phải mất rất nhiều năm phát triển và thậm chí khó mà sánh ngang được.

Suy cho cùng, việc Huawei bị đối xử như vậy là không công bằng. Huawei không thất bại trong việc đổi mới hay liên tục cho ra những sản phẩm thất bại như LG hay Motorola. Chính vì thế, chúng ta vẫn cần chờ xem với Harmony OS, Huawei có thể vực dậy tên tuổi giống như khi hãng còn dùng Android hay không.

Huawei vẫn sẽ tồn tại

Trong thời gian tới, nhiều khả năng bộ phận smartphone của Huawei sẽ chỉ tập trung cho thị trường Trung Quốc rộng lớn. Nhưng cũng cần nhớ đó không phải là điều duy nhất hãng sẽ làm.

Huawei có thể sẽ thúc đẩy tìm kiếm nhân tài để phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ khác. Thị trường sẽ lại chào đón các sản phẩm như máy tính bảng, máy tính PC, thiết bị đeo và sản phẩm âm thanh từ Huawei. Chúng ta sẽ thấy công ty mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới như thực tế ảo, giao thông vận tải và thậm chí có thể là y tế.

Huawei là một thương hiệu được yêu thích ở Trung Quốc và nhận được sự hậu thuẫn từ chính phủ quê nhà. Hãng đã và sẽ tiếp tục có thêm hàng tỷ khách hàng mới.

Theo nghĩa đen, Huawei quá lớn nên khó có thể thất bại. Việc triển khai hệ điều hành Harmony chỉ cách đây vài ngày cho thấy cách Huawei quyết tâm thúc đẩy bộ phận điện thoại thông minh của mình - dù có hoặc không có sự trợ giúp từ các công ty Mỹ.

Dù hệ điều hành Harmony OS vẫn dựa trên Android 10 là chính, nhưng điều đó không quan trọng vì Huawei đã bổ sung rất nhiều tính năng, nhất là khả năng kết nối với nhiều thiết bị thông minh thuộc hệ sinh thái Harmony. Điều đó cũng đồng nghĩa Huawei có ý định tiếp tục cung cấp cho thị trường Trung Quốc nhiều điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, khả năng kinh doanh smartphone trên thị trường quốc tế của Huawei gần như đã đi vào ngõ cụt. Nhưng còn phải chờ xem liệu hãng điện thoại Trung Quốc có thể gặp phải kỳ tích, như việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm hay hệ điều hành mới được nhiều thị trường đón nhận.

Cho đến lúc đó, chúng ta chỉ có thể than thở rằng ngành công nghiệp di động đã mất đi một người chơi mạnh và nó sẽ không bao giờ có thể trở về như cũ.

NGỌC DIỆP
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement