Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

HQC Hồ Học Lãm, First Home Thạnh Lộc, Jamona Apartment... bán nhà không đúng đối tượng

UBND TP.HCM cũng giao Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm rao bán nhà ở xã hội không đúng quy định.

UBND TP.HCM vừa giao Sở Xây dựng TP.HCM kiểm tra việc chuyển nhượngnhà ở xã hội không đúng quy định tại các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM nhằm tránh tình trạng trục lợi.

Cụ thể, dự án chung cư HQC Hồ Học Lãm (phường An Lạc, quận Bình Tân) do Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM hợp tác xây dựng với Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, chung cư First Home Thạnh Lộc (phường Thạnh Lộc, quận 12) do Hợp tác xã Gia Phú và Công ty cổ phần Tổ chức Nhà Quốc gia hợp tác đầu tư.

Chung cư Jamona Apartment (Đào Trí, quận 7) do TTC Land làm chủ đầu tư, chung cư Felix Homes (Nguyễn Văn Dung, phường 6, quận Gò Vấp) do Tổng công ty Xây dựng số 1 làm chủ đầu tư… Đồng thời, UBND TP.HCM cũng giao Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm.

Theo quy định, nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước hoặc được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước hay các tổ chức phi lợi nhuận, được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công viên chức chưa có nhà ở ổn định, người thu nhập thấp. 

Đối tượng mua nhà ở xã hội phải sử dụng ít nhất 5 năm mới được cho thuê, chuyển nhượng, mua bán. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có rất nhiều người sau khi mua nhà ở xã hội đã cho thuê hoặc bán lại, thu tiền chênh lệch, trong khi nhiều người thu nhập thấp phải xếp hàng chờ mua nhà ở xã hội.

Chung cư Jamona của TTC Land... bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng.
Chung cư Jamona của TTC Land... bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng.

Luật sư Nguyễn Ngọc Quyền, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, tiêu chí để lựa chọn người mua nhà ở xã hội rất gắt gao, trải qua nhiều bước thẩm định, chấm điểm hồ sơ người đăng ký mua nhà. Mặt khác quy định cũng cấm người mua nhà ở xã hội bán lại trước 5 năm. Tuy nhiên việc quy định cấm mua bán nhưng lại không có biện pháp ngăn chặn.

“Việc hậu kiểm sau khi khách hàng được duyệt hồ sơ mua nhà vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến việc nhiều người bán sang tay suất mua nhà ở xã hội để kiếm lời, trong khi nhiều người có nhu cầu ở thật lại bị loại, tạo ra sự bất công trong chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội”, ông Quyền nói.

Theo ông Quyền, muốn hạn chế tình trạng trên, cần phải có sự phối hợp kiểm tra chặt giữa cơ quan quản lý Nhà nước với ban quản lý, ban quản trị dự án. Đặc biệt, cơ quan quản lý cần phải công khai danh sách người được duyệt mua, thuê mua nhà ở xã hội để ban quản trị, người dân chủ động giám sát, tố cáo những người “tranh” suất mua rồi bán kiếm lời.

“Nếu không công khai thông tin đầy đủ để người dân cùng phát hiện, ngăn chặn việc mua bán không đúng luật sẽ rất thiệt thòi cho người khó khăn có nhu cầu ở thật”, ông Quyền nói.

Trong khi đó, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, việc để cho người mua nhà ở xã hội lách luật chuyển nhượng căn hộ cho người khác có nhiều nguyên nhân. Dù quy trình lập danh sách, xét duyệt các đối tượng được quy định chặt chẽ nhưng có khi chủ đầu tư, cơ quan quản lý thực hiện qua loa, thiếu trách nhiệm.

Cũng có chủ đầu tư do muốn bán được nhà nên không sàng lọc kỹ đối tượng mua nhà. Ngoài ra, công chứng viên cũng có trách nhiệm khi công chứng các hợp đồng ủy quyền để che giấu việc mua bán nhà ở xã hội trái quy định.

Để xảy ra tình trạng mua bán trái phép, các cơ quan liên quan phải chịu trách nhiệm liên đới. Phải có quy định xử lý trách nhiệm cụ thể, nghiêm khắc đối với các đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trên. Riêng những trường hợp cố tình vi phạm, phải kiên quyết thu hồi nhà để đảm bảo công bằng chính sách cho những người nghèo thật sự.

DUY QUANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement