29/05/2020 17:34
Họp ĐHĐCĐ Viettel Global: Các thị trường nước ngoài vẫn tăng trưởng trong dịch Covid-19
Thị trường Viettel Global đầu tư vẫn có tăng trưởng dương như Campuchia, Lào… Còn tại châu Phi, Mozambique và Tanzania có số ca nhiễm tăng cao nhưng tăng trưởng khoảng 30%.
Thị trường Đông Nam Á và châu Phi tăng trưởng dương
Trong phần thảo luận tạiĐại hội đồng cổ đông năm 2020,Thành viên HĐQTViettel Global (UPCoM: VGI)Tào Đức Thắng cho rằng dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của cuộc sống. Tuy nhiên, các thị trường Viettel Global đầu tư vẫn có tăng trưởng dương như Campuchia, Lào… Còn tại châu Phi, Mozambique và Tanzania có số ca nhiễm tăng cao nhưng tăng trưởng khoảng 30%.
Ông Thắng chia sẻ nguyên nhân có thể do thuê bao cố định ở các quốc gia này không phổ cập như Việt Nam nên vẫn còn nhu cầu di động. Riêng ở châu Phi, ông Thắng đánh giá khó khăn chính là cơ hội. Ở Burundi, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đã cho nhân lực về nước nhằm đảm bảo an toàn trong nội chiến nhưng Viettel Global đã chọn phương án ở lại nhằm tìm cơ hội trong khó khăn. Sau 3 tháng, doanh nghiệp đã vươn lên vị trí số 1.
Hiện doanh nghiệp đang đầu tư vào Campuchia, Lào, Haiti,Mozambique, Đông Timor,Cameroon, Burundi,Tanzania, Myanmar.
Cũng theoông Đỗ Mạnh Hùng, Tổng giám đốc, trong năm 2020, các mạng tại Đông Nam Á bao gồm các Unitel (Lào), Metfone (Campuchia), Telemor (Đông Timor) duy trì vị trị số 1 về thị phần, Mytel (Myanmar) vươn lên vị trí số 2. Các thị trường châu Phi vượt qua khó khăn để tăng trưởng, dự kiến Movitel (Mozambique) tăng 20% doanh thu dịch vụ và Lumitel trở thành nhà cung cấp hệ sinh thái dịch vụ thanh toán số đứng thứ 1 tại Burundi.
Tại châu Mỹ, Natcom (Haiti) đặt mục tiêu khai trương dịch vụ ví điện tử, duy trì tăng trưởng tốt về doanh thu dịch vụ cũng như đảm bảo dòng tiền chuyển về Viettel Global theo kế hoạch.
Về tình hình tại Cameroon, ông Thắng cho biết tình hình khả quan hơn. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục qua con đường ngoại giao đàm phán nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề bất đồng với đối tác.
Giải đáp thắc mắc của cổ đông về việc chuyển sang sàn chính thức, đại diện Viettel Global cho biết doanh nghiệp chưa có kế hoạch chuyển sàn do trong báo cáo có những điểm loại trừ dẫn đến chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn chính thức.
Viettel Global: Các thị trường nước ngoài vẫn tăng trưởng trong dịch Covid-19. |
Nhẹ gánh lỗ tỷ giá
Về lỗ lũy kế, đại diện Viettel Global đính chính đây là khoản dự phòng chênh lệch tỷ giá. Còn trên thực tế, tỷ giá phụ thuộc vào tình hình chính trị - xã hội của từng quốc gia cũng như tình hình bên ngoài. Viettel Global cũng tham vấn ngân hàng để xử lý vấn đề này.
Ông Hùng cho biết công ty ưu tiên các nguồn vốn trung và dài hạn, tăng tỷ trọng của các khoản vay nước ngoài. Bên cạnh đó, Viettel Global cũng hỗ trợ các thị trường nước ngoài thu xếp các khoản vay ngân hàng, tìm kiếm các giải pháp mua USD hoặc ngoại tệ khác để tăng dòng tiền. Tại phiên thảo luận, ông Thắng cho biếtcông ty thực hiện hoán đổi sản phẩm thông qua một số mặt hàng như cà phê, sợi, hạt điều, kim loại... Ví dụ nhưdùng tiền bản địa mua cà phê và bán cà phê thu USD.
Theo CEO Viettel Global, nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá tại các thị trường, công ty sẽđẩy mạnh quản trị rủi ro tài chính, tập trung vào xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện giao dịch phái sinh, làm tiền đề cho việc sử dụng để quản lý rủi ro tỷ giá, lãi suất và nghiên cứu các phương án. Công ty cũng thực hiện các khoản vay ngân hàng bằng đồng nội tệ để trả cho công nợ USD.
Vị CEO dự báo lãi suất huy động vốn năm 2020 có chiều hướng giảm, từ 10-15%, giúp Viettel Global giảm khoảng 2,9 triệu USD chi phí lãi vay. Tình hình khan hiếm ngoại tệ tại Lào và Burundi có chiều hướng cải thiện, dự kiến đạt kế hoạch dòng tiền thu về năm 2020.
Không chia cổ tức năm 2019
Ban lãnh đạo cũng trình cổ đông kế hoạch doanh thu năm 2020 tăng trưởng 10-15% (tương đương đạt 18.814 – 19.670 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế dự kiến dương.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnhtriển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 đang có dấu hiệu xấu đi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự kiến nếu dịch bệnh kéo dài thì kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, viễn thông thế giới chuyển dịch từ thoại sang data và các ứng dụng trên nền data (content) tiếp tục là xu thế chủ đạo. Chu kỳ công nghệ viễn thông đang ngày càng rút ngắn và phát triển nhanh, đòi hỏi các thị trường Viettel Global đầu tư phải bổ sung tần số liên tục. Dự kiến trong năm tới, ngoài tần số 4G, một số thị trường cần được bổ sung thêm tần số 5G để theo kịp đà phát triển của thị trường.
Đối với kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2019, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất là âm 3.546 tỷ đồng, HĐQT đề xuất không chia cổ tức năm 2019.
Đại hội kết thúc với các tờ trình đều được thông qua.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp