11/06/2020 12:34
Hồng Kông tiếp tục là thành phố đắt đỏ nhất thế giới
Theo kết quả khảo sát hãng Mercer, Hong Kong (Trung Quốc) duy trì vị trí dẫn đầu trong top các thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp.
Kết quả khảo sát chi phí sinh hoạt thường niên lần thứ 26 do Mercer thực hiện cho thấy, với giá nhà ở tăng mạnh, Hong Kong tiếp tục dẫn đầu nhóm 209 thành phố khác trên thế giới về mức độ đắt đỏ.
Thủ đô Ashgabat của Turkmenistan vượt lên 5 điểm và d0ã thay thế thủ đô Tokyo của Nhật Bản để đứng vị trí thứ 2, một phần do biến động tiền tệ, Khảo sát chi phí sinh hoạt năm 2020 của Mercer cho thấy.
Thủ đô Tokyo Nhật Bản ở vị trí thứ 3 trong danh sách top 10 do các thành phố châu Á thống trị, bao gồm Singapore (thứ 5) và các siêu đô thị Trung Quốc như Thượng Hải (thứ 7) và Bắc Kinh (thứ 10).
Thành phố New York (Mỹ) đã thăng 3 bậc lên vị trí thứ 6. Đây cũng là thành phố của Mỹ duy nhất lọt vào top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Thụy Sỹ có 3 thành phố lọt vào top 10, bao gồm Zurich (xếp thứ 4), Bern (thứ 8) và Geneva (9). Đảo quốc sư tử Singapore đã sụt hạng từ vị trí thứ 3 xuống thứ 5.
Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng sức mạnh của đồng USD đã làm tăng chi phí đối với lao động nước ngoài tại các thành phố của Mỹ. Sau New York, San Francisco là thành phố Mỹ tiếp theo trụ lại ở vị trí thứ 16, trong khi Los Angeles thăng một hạng lên vị trí thứ 17.
Tại châu Âu, London thăng bốn bậc lên vị trí thứ 19, một phần do việc đồng Bảng Anh mạnh lên. Chi phí sinh sống tại Paris (Pháp) đã giảm, qua đó đưa thành phố này từ vị trí thứ 47 xuống vị trí thứ 50, giữa lúc đồng euro yếu đi so với đồng USD.
Các thành phố ít đắt đỏ nhất trong bảng xếp hạng là Karachi (Pakistan), Bishkek (Kyrgyzstan), Tashkent, Windhoek (Namibia) và Tunis (Tunisia).
Cuộc khảo sát của Mercer được thực hiện dựa trên chi phí sinh hoạt trong tháng 2 - 3/2020, khi hầu hết các quốc gia chưa bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng COVID-19.
Theo ước tính được chính phủ công bố ngày 4/5, kinh tế Hồng Kông đã giảm 8,9% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ ba liên tiếp của “trung tâm tài chính” này bị thu hẹp, với mức giảm hàng quý tồi tệ nhất kể từ năm 1974. Ảnh: Bloomberg. |
Theo CNBC, khảo sát chi phí sinh hoạt hàng năm lần thứ 26 của Mercer, đo lường chi phí ăn ở và giá cả hàng hóa và dịch vụ tại địa phương, được thiết kế để giúp các công ty và chính phủ xác định các gói thanh toán cho nhân viên nước ngoài.
Trong khi đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến chiến lược tuyển dụng và triển khai của nhiều công ty trong năm nay, nhà lãnh đạo của công ty tư vấn cho Vương quốc Anh và Ireland, bà Kate Fitzpatrick tin tưởng rằng các nhiệm vụ quốc tế sẽ tiếp tục khi các quốc gia mở cửa trở lại.
Thời gian tới, khi du lịch có thể tiếp tục, có một kỳ vọng lớn những người nước ngoài sẽ quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, với dự phòng kinh tế dự kiến sẽ diễn ra trong vài tháng tới, Fitzpatrick nói rằng doanh nghiệp và nhân viên sẽ đảm bảo các gói được cung cấp phản ánh hoàn cảnh mới của họ.
"Do đó, các công ty cần theo dõi chặt chẽ sự biến động của tiền tệ đã ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người nước ngoài và nếu cần, hãy điều chỉnh các gói chi phí của họ. Tiết kiệm chi phí cũng sẽ vẫn ở mức cao trong chương trình nghị sự khi các công ty quyết định thời điểm và nơi gửi nhân viên đến làm việc", bà nói thêm.
Theo CNBC
Advertisement
Advertisement