Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn 140.000 người chết vì bệnh sởi, đa số là trẻ em dưới 5 tuổi

Vĩ mô

06/12/2019 13:13

Theo một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 140.000 người chết vì bệnh sởi trong năm ngoái.

Theo dữ liệu của WHO, hầu hết các trường hợp tử vong là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Số ca tử vong do bệnh sởi trong năm 2018 đã tăng 30.000 ca so với số liệu năm 2017. Mặc dù số ca mắc sởi và tử vong trên toàn cầu đã giảm trong hai thập kỷ qua, nhưng virus gây bệnh vẫn không có dấu hiệu bị tiêu diệt.

Trẻ em cần phải được tiêm 2 liều vacxin sởi. Ảnh: CNN.
Trẻ em cần phải được tiêm 2 liều vacxin sởi. Ảnh: CNN.

Báo cáo mới được công bố vào 5/12, dựa trên dữ liệu y tế công cộng từ WHO, CDC và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc. Mặc dù số ca mắc và tử vong trên toàn cầu đã giảm trong hai thập kỷ, nhưng vẫn còn nhiều việc cần thiết trước khi virus sởi có thể được loại bỏ trên toàn thế giới.

"Tôi không quá ngạc nhiên hay thất vọng trước báo cáo này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi lây lan là tiêm vaccine phòng ngừa, nhưng mức độ bao phủ vaccine gần đây đã suy giảm trên phạm vi toàn cầu", Tiến sĩ Robin Nandy, cố vấn chính và trưởng phòng tiêm chủng tại UNICEF, cho biết.

"Chúng tôi không nên ở vị trí này vào năm 2019 khi chúng tôi đã có một loại vắc-xin an toàn và rẻ tiền trong nhiều thập kỷ," ông nói. "Chúng ta đang chứng kiến sự bùng phát ở những bối cảnh rất khác nhau và các loại quốc gia khác nhau, không phân biệt mức thu nhập của quốc gia."

Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất cao do virus gây ra, có thể lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc nếu ai đó tiếp xúc trực tiếp hoặc lây vi trùng bằng cách chạm vào người bệnh. Các triệu chứng bệnh sởi có thể bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi, chảy nước mắt và nổi mẩn đỏ.

Kế hoạch hành động về vaccine toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, mà Hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua vào năm 2012, kêu gọi loại bỏ bệnh sởi vào năm 2020 tại ít nhất 5 trong số 6 khu vực trên thế giới: châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á, châu Âu, Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreysus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, nói: "Việc bất kỳ đứa trẻ nào chết vì một căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine như bệnh sởi thực sự là một sự phẫn nộ và thất bại tập thể".

"Để cứu những đứa trẻ, chúng ta phải đảm bảo mọi người đều có thể hưởng lợi từ vaccine, có nghĩa là đầu tư vào tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe chất lượng là quyền của tất cả mọi người," ông Ghebreysus nói.

Báo cáo ước tính rằng trong giai đoạn 2000 đến 2018, tiêm phòng sởi đã giúp ngăn chặn khoảng 23,2 triệu ca tử vong. Ngoài ra, số ca tử vong do sởi ước tính giảm 73% trên toàn cầu, từ 535.600 vào năm 2000 xuống còn 142.300 ca tử vong vào năm 2018.

Báo cáo cũng cho thấy, trong cùng khoảng thời gian đó, số ca mắc sởi được báo cáo đã giảm 59%, từ 853.479 xuống còn 353.236 trường hợp và tỷ lệ mắc sởi giảm 66%.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp chính là nguyên nhân gây ra dịch sởi bùng phát. Ảnh: CNN.
Tỷ lệ tiêm chủng thấp chính là nguyên nhân gây ra dịch sởi bùng phát. Ảnh: CNN.

Tuy nhiên, chỉ trong vài năm qua, giữa năm 2016 và 2018, số ca mắc và tỷ lệ mắc bệnh đã thực sự tăng. So với năm 2016, số ca mắc sởi tăng 167% trên toàn cầu, theo báo cáo.

Báo cáo cho biết, các trường hợp mắc sởi và bùng phát trong vài năm qua xảy ra chủ yếu ở những đối tượng chưa được tiêm chủng, bao gồm cả trẻ em trong độ tuổi đến trường và thanh niên.

WHO khuyến cáo rằng ít nhất 95% tiêm phòng vắc-xin với hai liều vắc-xin sởi là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ mọi người khỏi căn bệnh này.

Báo cáo ước tính, từ năm 2000 đến 2018, tỷ lệ người được tiêm vắc-xin sởi đầu tiên đã tăng trên toàn cầu từ 72% lên 86%. Tỷ lệ người dân trên toàn thế giới đã tiêm vắc-xin sởi thứ hai tăng từ 18% lên 69%, phần lớn là do sự gia tăng số lượng các quốc gia cung cấp liều thứ hai.

"Báo cáo này chứng minh có sự đình trệ trong việc quản lý y tế," Nandy nói.

"Mỗi năm, những đứa trẻ không được tiêm chủng đã góp vào số lượng trẻ em dễ bị mắc bệnh trong cộng đồng, và sự tích lũy liên tục dẫn đến đợt bùng phát khổng lồ". "Đây là một cuộc khủng hoảng và cần được coi là một dấu hiệu cảnh báo để cải thiện hiệu suất của các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu."

"Mặc dù báo cáo mới đã cho thấy sự tiến bộ trong việc giảm các ca mắc sởi ở một số khu vực trên thế giới, nhưng vẫn còn một số khu vực khác cho thấy các ca bệnh sởi đang gia tăng", Tiến sĩ Peter Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới tại Đại học Y Baylor ở Houston cho biết.

"Sởi thường là bệnh đầu tiên quay trở lại khi có sự gián đoạn trong tiêm chủng vì nó rất dễ lây lan", Hotez, đồng thời là đồng giám đốc của Trung tâm Phát triển Vắc-xin Bệnh viện Trẻ em Texas cho biết.

"Vì vậy, việc bệnh sởi hiện đang quay trở lại ở một số khu vực là một dấu hiệu cho thấy hệ sinh thái vắc-xin của chúng ta rất mong manh," ông nói.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement