Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn 1.000 doanh nghiệp làm việc xuyên Tết, xuất khẩu khởi sắc ngay từ đầu năm

Báo cáo ngành hàng

21/02/2024 16:56

Theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán (từ ngày 8-14/2), cả nước vẫn có hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này giúp hoạt động thương mại khởi sắc ngay từ đầu năm, khi Việt Nam đã xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp đã làm thủ tục với gần 10.000 tờ khai xuất nhập khẩu, được đăng ký tại 116 Chi cục Hải quan và tương đương thuộc 32 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, chỉ trong 7 ngày nghỉ Tết, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 1,41 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 0,73 tỷ USD; và nhập khẩu đạt 0,68 tỷ USD.

Điều này giúp kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 14/2 đạt 82,56 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt gần 43,83 tỷ USD, tăng 21,6%, nhập khẩu đạt 38,73 tỷ USD, tăng 12,4%.

Hơn 1.000 doanh nghiệp làm việc xuyên Tết, xuất khẩu khởi sắc ngay từ đầu năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Như vậy, tính từ đầu năm đến giữa tháng 2, cán cân thương mại của Việt Nam xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD.

Về mặt hàng, trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm điện thoại các loại và linh kiện với 282,8 triệu USD, chiếm 38,7% tổng trị giá xuất khẩu; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 263,6 triệu USD, chiếm 36,1%; máy móc, thiết bị đạt 54,4 triệu USD, chiếm 7,5%… Tổng trị giá xuất khẩu của 3 mặt hàng này chiếm 82,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán.

Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 428,7 triệu USD, chiếm 63% tổng trị giá nhập khẩu; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trị giá 41,3 triệu USD, chiếm 6%; xăng dầu các loại đạt 41,3 triệu USD, chiếm 6%…. Ba mặt hàng lớn nhất này chiếm 75% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong dịp Tết Âm lịch năm nay, theo TPO.

Về thị trường, trong thời gian Tết Âm lịch, hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang 77 nước, vùng lãnh thổ. Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất với 220,7 triệu USD, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch; tiếp đến là Trung Quốc với 186,9 triệu USD (chiếm 25,6%), Hàn Quốc với 71,2 triệu USD (chiếm gần 10%)...

Việt Nam nhập khẩu từ 59 nước, vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất với trị giá gần 239 triệu USD, chiếm 35,2% tổng trị giá nhập khẩu trong dịp Tết; tiếp theo là Trung Quốc với 196,7 triệu USD (chiếm 29%), Campuchia từ 41,3 triệu USD (chiếm 6%)...

Với kết quả trên, có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu đã có sự khởi sắc ngay từ đầu năm, và việc đặt mục tiêu xuất khẩu cho năm 2024 tăng 6% so với năm 2023 là khả thi.

Đề hoàn thành mục tiêu này, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm các thị trường mới, còn tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, theo Vneconomy.

Đồng thời chú trọng thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam với Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE); tập trung bảo đảm tiến độ và tiến trình đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada (ACAFTA), Hiệp định thương mại tự giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement