Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn 100 triệu người sẽ bị robot cướp mất việc làm trong 3 năm tới

Vĩ mô

09/09/2019 08:54

Theo một khảo sát của IBM, hơn 120 triệu công nhân trên toàn cầu sẽ mất việc vì tác động của trí tuệ nhân tạo lên công ăn việc làm.

Đó là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều nhà tuyển dụng, những người cho biết thiếu hụt nhân tài là một trong các mối đe dọa lớn nhất với doanh nghiệp hiện nay. Việc đào tạo ngày nay cần thời gian dài hơn trước. Hồi năm 2014, nhân viên chỉ cần ba ngày đào tạo để thu hẹp khoảng cách kỹ năng song giờ đây họ cần đến 36 ngày.

Các kĩ năng mềm

Một số kỹ năng mất nhiều thời gian hơn để phát triển vì chúng có bản chất hành vi hơn, chẳng hạn như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hay kỹ năng kỹ thuật cao, chẳng hạn như khoa học dữ liệu.

"Đào tạo lại kỹ năng công nghệ thường được thúc đẩy bởi giáo dục có cấu trúc với mục tiêu xác định, với khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Việc xây dựng kỹ năng hành vi thì cần nhiều thời gian hơn, phức tạp hơn", Amy Wright - Giám đốc quản lý nhân tài của IBM, chia sẻ. 

Robot đang dần thay thế con người.
Robot đang dần thay thế con người.

Các kỹ năng hành vi, như khả năng làm việc tốt trong nhóm, giao tiếp, sáng tạo và đồng cảm được phát triển tốt nhất thông qua kinh nghiệm thay vì các chương trình học có cấu trúc như hội thảo trên web.

Khi các nhà tuyển dụng nói rằng họ phải đối mặt với sự thiếu hụt kỹ năng của các nhân viên, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là kinh nghiệm hoặc một bộ kỹ năng kỹ thuật tiên tiến khác. Tuy nhiên ngày nay, các nhà tuyển dụng kêu gọi nhân viên tập trung hơn vào các kỹ năng mềm như giao tiếp, sáng tạo thay vì kỹ thuật. Kỹ năng hành vi giờ đây được xem là rất quan trọng từ cả mặt kỹ thuật số lẫn kỹ thuật.

Thời đại củaRobot đang đến

Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã sẵn sàng để ứng dụng vào sản xuất. Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ 6 vừa qua do Viện Giá trị Kinh doanh của IBM (IBV) tiến hành, trong vòng 3 năm tới, sẽ có khoảng 120 triệu người lao động đến từ 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới cần phải được đào tạo lại do các tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và tự động hoá thông minh. Tuy nhiên, gần một nửa số CEO tham gia khảo sát của IBM cho biết công ty của họ không có đủ nguồn lực để làm điều này.

Công nghệ AI là thứ đe doạ đến lao động của thế giới.
Công nghệ AI là thứ đe doạ đến lao động của thế giới.

Theo IBM, khoảng 50,3 triệu lao động Trung Quốc có thể cần được đào tạo lại vì tự động hóa thông minh trong ba năm tới. Sau Trung Quốc là Mỹ với 11,5 triệu lao động, và Brazil với 7,2 triệu lao động cần đào tạo lại. Nhật Bản và Đức là hai nước còn lại trong top 5, với con số dự báo lần lượt là 4,9 triệu và 2,9 triệu lao động.

"Các tổ chức đang phải đối mặt với những nỗi lo ngày càng gia tăng về kĩ năng tay nghề của người lao động và thị trường lao động đang ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng tới tiềm năng phát triển của công ty nói riêng và các nền kinh tế trên thế giới nói chung," dẫn lời Amy Wright, quản lý đối tác thuộc bộ phận Talent & Transformation của IBM.

"Mặc dù các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp đều nhận ra nguy cơ này, nhưng một nửa trong số họ (những người tham gia phỏng vấn) thừa nhận rằng họ không có bất kỳ chiến lược phát triển tay nghề và kĩ năng nào cho người lao động để đối phó với nguy cơ này".

Những lo ngại về việc các tiến bộ trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động tiêu cực đến thị trường lao động vàviệc làm không phải là mới. CEO Tesla và Space X, ông Elon Musk hồi tháng trước cũng cho rằng AI sẽ khiến nhiều vị trí việc làm trở nên "vô nghĩa". Một báo cáo công bố hồi đầu năm cho biết robot có thể thay thế 1/4 số ngành nghề ở Mỹ vào năm 2030.

IBM cho rằng các công ty cần phải tìm cách thu hẹp khoảng cách trình độ, tay nghề của người lao động trong "kỉ nguyên của AI", song cũng thừa nhận điều này không hề dễ dàng. Các nghiên cứu được tiến hành trên toàn cầu cho biết thời gian cần để đào tạo lại kĩ năng cho người lao động đã tăng gấp 10 lần trong vòng 4 năm qua. Điều này là do ngày càng có nhiều kĩ năng mới cần phải đào tạo cho người lao động hơn, trong khi những kĩ năng đã đào tạo trước đó lại nhanh chóng trở nên lỗi thời sau một vài năm.

Theo IBM, có một cách mà các công ty có thể thực hiện để giải bài toán này: sử dụng chính AI để tìm hiểu xem những kĩ năng tay nghề nào mà người lao động trong doanh nghiệp đã nắm được, và chia sẻ các thông tin đó với chính những người lao động để thúc đẩy văn hoá "học hỏi không ngừng".

IBM cũng cho biết nghiên cứu của họ lấy dữ liệu từ nhiều sáng kiến nghiên cứu của Viện IBV, trong đó bao gồm kết quả khảo sát hàng nghìn giám đốc doanh nghiệp trên toàn cầu và dữ liệu về hiệu suất công việc của hàng trăm công ty trên thế giới.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement