Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Liệu Bắc Kinh có giúp kết thúc cuộc chiến ở Ukraina?

Kinh tế thế giới

01/04/2022 08:25

Brussels đang tìm cách cảnh báo Bắc Kinh về việc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tại Ukraina đồng thời kêu gọi nước này sử dụng ảnh hưởng của mình chấm dứt cuộc chiến. Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về những gì có thể đạt được trong hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc.
news

Cuộc chiến của NgaUkraina Trung Quốc chưa có các hành động đối với Điện Kremlin đã báo hiệu khả năng tiếp tục có sự căng thẳng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Kinh khi hai bên gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến diễn ra vào thứ Sáu (1/4).

ffdbfa2b387d4bce88afc59a13afb004-1280.jpg
Trung Quốc và EU sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 1/4.

Trong khi Trung Quốc bày tỏ quan ngại về cuộc chiến leo thang ở Ukraina, thì những khác biệt về nguyên nhân gốc rễ của cuộc chiến vẫn chiếm ưu thế: Trung Quốc ủng hộ chủ trương chống NATO của Điện Kremlin, trong khi EU và phương Tây thì phản đối điều này.

Trước hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Phoenix TV rằng, "quan hệ của Trung Quốc và Nga tiếp tục phát triển một cách bền bỉ".

Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó đã chỉ ra rằng đất, Trung Quốc ủng hộ hòa bình và phản đối chiến tranh, theo một thông báo của chính phủ vào tháng 3.

Các nhà lãnh đạo EU muốn sử dụng hội nghị thượng đỉnh sắp tới với Trung Quốc để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraina. Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, người sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh - nói trước cuộc hội đàm rằng: "Chúng tôi phải đảm bảo rằng Trung Quốc đang đi đúng hướng của lịch sử".

Hội đồng châu Âu (EC) trong một tuyên bố cho biết các quốc gia EU cũng mong muốn nối lại đối thoại nhân quyền với Trung Quốc một cách thực chất và thảo luận về các lĩnh vực khác có lợi ích chung như giải quyết biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

Andrew Small, một chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall (Mỹ) có chi nhánh tại Berlin, giải thích rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ coi cuộc gặp này như một kiểu "hội nghị thượng đỉnh cảnh báo" hướng về Trung Quốc.

“Trong vài tuần qua, chúng tôi đã thấy rất nhiều tuyên bố từ các nhà lãnh đạo châu Âu bày tỏ quan ngại về mối quan hệ chớm nở của Trung Quốc với Nga”, ông nói.

Bất chấp điều đó, các nhà lãnh đạo EU ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải mang lại sự tái cân bằng lâu dài trong quan hệ với Trung Quốc. Nguyên do cuộc xâm lược của Nga đã khiến các quốc gia EU nhận ra nguy cơ phụ thuộc vào các quốc gia như Nga hay Trung Quốc sẽ gây ra các mối đe dọa quân sự đối với các nước láng giềng, ông Andrew Small nói thêm.

5724.jpg
Nhiều người nghi ngờ về khả năng Trung Quốc giúp kết thúc cuộc chiến ở Ukraina.

Trong khi đó, Amanda Hsiao, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế thì cho rằng điều mà Trung Quốc muốn sau hội nghị thượng đỉnh với châu Âu là các nhà lãnh đạo EU hiểu rõ lập trường của họ đối với cuộc khủng hoảng Ukraina và không để nó ảnh hưởng đến quan hệ EU-Trung Quốc trong tương lai.

"Đối với Trung Quốc, thông điệp phát ra từ hội nghị thượng đỉnh lý tưởng nhất là sự hợp tác của Trung Quốc và EU trong các nỗ lực viện trợ nhân đạo ở Ukraina và thúc đẩy đối thoại. Một kịch bản về sự thống nhất giữa EU và Trung Quốc về việc lên án hành động của Nga sẽ không xảy ra", bà nói thêm .

Những thách thức mới đối với quan hệ EU-Trung Quốc

Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc trở nên xấu đi kể từ khi EU chỉ trích các hoạt động thương mại của Bắc Kinh và cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ trong nước. Quan hệ thương mại của Bắc Kinh với Lithuania và các lệnh trừng phạt chống lại các nhà lập pháp EU vào năm ngoái, càng làm nóng thêm căng thẳng địa chính trị.

Nhưng chính trị gia người Đức Reinhard Bütikofer, người cũng là trưởng phái đoàn của Nghị viện châu Âu trong quan hệ với Trung Quốc, không thấy EU và Trung Quốc giải quyết những vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

"Tôi mong đợi châu Âu đối thoại một cách thẳng thắn và giải quyết rõ ràng mọi vấn đề của họ với Trung Quốc, bao gồm cả việc áp bức quyền tự do của người Hongkong và hành vi của Trung Quốc đối với Đài Loan. Nhưng tôi không mong đợi việc rút lại các lệnh trừng phạt như một phần kết quả của hội nghị thượng đỉnh”, ông nói.

Ông Bütikofer nằm trong số 5 nhà lập pháp EU bị Trung Quốc đưa vào danh sách đen năm ngoái, một động thái trả đũa đối với cáo buộc vi phạm nhân quyền của EU.

"Trong tất cả các cuộc trò chuyện kể từ khi các lệnh trừng phạt đó được áp đặt, Trung Quốc đã từ chối thừa nhận rằng “quả bóng” nằm ở tòa án của họ. Chúng tôi đã rất rõ ràng rằng không có cơ hội xem xét phê chuẩn Hiệp định Toàn diện về đầu tư trong thời gian dài khi mà các biện pháp trừng phạt được đưa ra. Nhưng tôi e rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể nhượng bộ ", Bütikofer nói thêm.

Theo Joris Teer, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược La Hay (HCSS), sự thân Nga của Trung Quốc báo hiệu những thách thức mới đối với EU.

132237-imf-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-trung-quoc.jpg
Trung Quốc vẫn xem EU là đối tác thương mại lớn của mình.

"Trung Quốc có một thị trường xuất khẩu rất quan trọng ở EU mà họ muốn tiếp tục tận dụng. Hội nghị thượng đỉnh sẽ cho chúng ta thấy Trung Quốc dự định thực hiện hành động cân bằng này như thế nào, bao gồm cả việc họ sẽ cố gắng tách EU ra khỏi Mỹ như thế nào", ông nói.

Liệu cuộc gặp thượng đỉnh có khiến Trung Quốc nghiêng về phương Tây?

Trong khi các nhà lãnh đạo EU và NATO cảnh báo Bắc Kinh rằng họ có thể phải đối mặt với hậu quả từ phương Tây nếu tiếp tục đứng về phía Moscow và Teer cho rằng, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực vào những gì họ coi là mối đe dọa tồi tệ nhất - bao gồm cả Mỹ.

"Năm 2022, Trung Quốc rõ ràng coi Mỹ là kẻ thù chính. Mỹ làm tổn hại các lợi ích chính của Trung Quốc và điều này làm cho hy vọng của EU về việc Trung Quốc có ý nghĩa quay sang phương Tây là không có cơ sở ", ông nói.

"Hiện tại, Nga hỗ trợ Trung Quốc đạt được các lợi ích chính của mình, bao gồm, duy trì quyền lãnh đạo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giúp tăng trưởng kinh tế và xã hội. Nga cũng cung cấp cho Trung Quốc nguồn năng lượng tương đối rẻ”, ông nói thêm.

Chuyên gia về Trung Quốc Andrew Small nói thêm rằng, Bắc Kinh muốn tham gia vào các hoạt động ngoại giao thông thường và nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của châu Âu. Nhưng chính phủ Trung Quốc, ông nói thêm, muốn châu Âu nắm lấy quyền tự chủ chiến lược. Ông nói: “Đây là định nghĩa của họ về việc không hợp tác với Mỹ”.

Đối với nhà lập pháp EU Bütikofer, người vẫn bị Bắc Kinh đưa vào danh sách đen, ông hy vọng quan hệ sẽ được cải thiện trong tương lai.

"Tôi đã quan tâm đến Trung Quốc từ năm 1970 và tôi thực sự yêu đất nước, văn hóa Trung Quốc và tôi có rất nhiều bạn bè ở đó mà tôi không thể đến thăm, thậm chí tôi không thể gọi điện thoại vì nó có thể gây nguy hiểm cho họ nếu tôi làm vậy”, ông nói.

"Năm 2053, tôi sẽ 100 tuổi. Có lẽ trước đó, họ sẽ đổi hướng", ông hy vọn.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ