Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hội nghị G20 được yêu cầu không phát triển điện đốt than

Phân tích

29/06/2019 07:00

Khi Hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc tại Osaka, Tài chính công bằng châu Á (một mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự khu vực tại châu Á) kêu gọi G20 thúc đẩy vai trò lãnh đạo và hành động để hoạt động đầu tư có trách nhiệm và tài chính bền vững.

Để phù hợp với các đề xuất chính sách của Civil 20 (C20) đã được đệ trình lên lãnh đạo các nước G20 trong tháng 4 năm nay, Tài chính công bằng châu Á (FFA) thúc giục lãnh đạo các nước này đẩy mạnh chính sách và quy định, và tăng cường đầu tư chất lượng theo hướng ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và phát triển kinh tế bao trùm, thúc đẩy nhân quyền cho tất cả mọi người.

Các nước G20 cũng được yêu cầu nhắc lại cam kết của họ về nguyên tắc hướng dẫn kinh doanh và nhân quyền của Liên hợp quốc và thúc đẩy thẩm định chuyên sâu và minh bạch trong các chuỗi tài chính toàn cầu.

Khi phát triển cơ sở hạ tầng trở thành một ưu tiên chủ chốt trên toàn thế giới, Tài chính công bằng châu Á hoan nghênh việc các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của nhóm các nước G20 phê duyệt nguyên tắc về đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng G20 như một phương hướng chỉ đạo chiến lược chung.

FFA tìm kiếm từ G20 các cam kết và hành động để dẫn đường mở lối cho một môi trường chính sách toàn cầu, buộc các tổ chức tài chính ngay lập thức chấm dứt hỗ trợ tài chính cho ngành than.

Tài chính Công bằng châu Á kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 tăng cường nguồn tài chính bền vững, trách nhiệm.
Tài chính Công bằng châu Á kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 tăng cường nguồn tài chính bền vững, trách nhiệm.

Việc Nhật Bản đảm nhiệm vai trò trung gian cho các nguyên tắc đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng G20, xử lý các vấn đề quan trọng như bình ổn nợ, bảo vệ môi trường và xã hội và tăng cường quản trị, đã nhận được nhiều khen ngợi.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là trong nhiệm kỳ chủ tịch của Nhật Bản, nhóm nghiên cứu tài chính bền vững (SFSG) đã bị giải thể. Công việc của SFSG tập trung chủ yếu vào tài chính xanh và các chủ đề bền vững khác, như tạo công ăn việc làm, bình ổn thu nhập.

FFA kêu gọi khôi phục SFSG và cũng là sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý tài chính và các nhà làm chính sách từ các nước G20 được tăng cường để đáp ứng các thách thức về xã hội và môi trường của các tổ chức chúng ta.

Bernadette Victorio, Chủ nhiệm chương trình Khu vực của Tài chính công bằng châu Á khẳng định: "Chúng tôi rất muốn chứng kiến những cam kết cấp cao này được chuyển thành hành động thực chất ở các cấp độ quốc gia và khu vực. Các cơ quan quản lý tài chính và các nhà cầm quyền toàn cầu phải hợp tác với nhau để triển khai các chính sách, sáng kiến tài chính bền vững và tạo ra kết quả kinh tế.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm và tài chính bền vững, khuyến khích lĩnh vực tư nhân tham gia vào việc kết hợp cân nhắc các yếu tố môi trường và xã hội với hoạt động kinh doanh của họ".

Yuki Tanabe, Giám đốc chương trình, Trung tâm Nhật Bản vì một Xã hội và Môi trường bền vững (JACSES), một bộ phận của Tài chính công bằng Nhật Bản, cho biết: "Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo G20 có những bước đi khẩn trương để thúc đẩy tài chính bền vững. Tài chính của G20 dành cho hạ tầng cơ sở cần phù hợp với mục tiêu của thỏa thuận Paris. G20 nên chấm dứt nguồn tiền công của họ đổ vào phát triển điện đốt than và coi đây là bước đi đầu tiên của họ".

Tài chính công bằng châu Á (FFA) là một mạng lưới gồm các tổ chức xã hội dân sự hoạt động tại châu Á để đảm bảo rằng các tổ chức tài chính trong khu vực xem xét cẩn trọng các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) trong các hoạt động kinh doanh của họ cũng như quyết định đầu tư. Bảy nước nằm trong khu vực tham gia FFA gồm Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement