10/05/2017 07:00
Học lỏm cách để cho con tự lập nhưng không phải nuông chiều đến mức hư hỏng
Khi trẻ còn nhỏ, tốt nhất là đừng cho trẻ tự mình làm mọi thứ, vì lúc này trẻ vẫn chưa thật sự biết cách khống chế được bản thân mình.
Những nhầm lẫn trong tư duy “phải cho trẻ được làm mọi thứ, phải tôn trọng trẻ” khiến không ít các ông bố, bà mẹ trở thành nuông chiều con quá mức.
- Mọi yêu cầu của trẻ đều được đáp ứng mà không xem xét tính hợp lý.
- Mặt khác, khi trẻ phạm sai, bố mẹ vẫn kiên trì quan điểm “khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là phê bình, trách phạt”.
- Khi trẻ nhận sự đánh giá không tốt từ môi trường bên ngoài như bạn bè, thầy cô, hàng xóm v.v… Bố mẹ vẫn cật lực tìm kiếm “lỗi” từ đối phương chứ không phải nhìn nhận vấn đề từ con cái trước tiên.
Cuối cùng, sự tự do mà bạn dành cho trẻ trở thành dung túng vô điều kiện. Từ đây dẫn đến hệ quả trẻ dễ hình thành tính cách tiêu cực như xem mình là trung tâm, ích kỷ, dễ kích động, thậm chí có trẻ còn hình thành xu hướng bạo lực về sau.
Làm sao để cho trẻ không gian mà trẻ thíchnhưng không trở thành dung túng?
Cho trẻ tự lậpkhông phải là dung túng, trẻ cần được răn dạy ở mức độ thích hợp
Một con người sống trong cộng đồngnên học cách để được yêu mến, tôn trọng và có được khoảng riêngcủa mình. Đồng thời ngược lại, mỗi người cũng phải dành tình yêu thương, tôn trọng người khác. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện chỉ nghĩ cho bản thân mình,bố mẹ cần kịp thời phát hiện và điều chỉnh ngay.
Ví dụ trẻ tự tiện lấy đồ chơi trong cặp bạn học và bị cô giáo phạt, lúc này bố mẹ trước tiên nên nhìn thấy lỗi ở con mình, giải thích cho trẻ hiểu hành vi đó không tốt thế nào và vì sao cô giáo lại phạt trẻ, tuyệt đối không phải tìm cớ đổ lỗi cho phía giáo viên hay bạn học của trẻ. Thậm chí nếu trẻ tỏ ra không phục và phản kháng, bạn có thể tiếp tục cho trẻ chịu thêm hình phạt về lỗi của mình ở trường.
Bố mẹ cần xây dựng hệ thống quy tắc cho trẻ, không để trẻ “thích làm gì thì làm”
Trong quá trình trưởng thành, bạn cần phải học cách “buông tay” từng ngày để trẻ tự do phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là để trẻ muốn làm gì thì làm. Thói quen luôn làm theo sở thích này sẽ khiến trẻ trở nên độc đoán về sau.
Ví dụ trẻ thích chơi trò thay quần áo cho búp bê nhưng luôn làm hỏng các bộ phận búp bê trong khi chơi, lúc này bạn cần cho trẻ biết làm vậy là không yêu quý đồ vật và chơi không đúng cách. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ từng bước thay quần áo cho búp bê thế nào, để trẻ không hình thành thói xấu làm cho bằng được ý thích bất chấp hậu quả.
Sự tự lậpkhoa học cần sắp xếp cho trẻ tùy theo độ tuổi
Khi trẻ còn nhỏ, tốt nhất là đừng cho trẻ tự làm quá nhiều việc, vì lúc này trẻ vẫn chưa thật sự biết cách khống chế sự tự lập mà mình có được. Trẻ càng trưởng thành, ý thức trách nhiệm càng tăng lên, lúc này mới dần dần “nới lỏng” phạm vitự lập của trẻ
Người lớn sống "tự do có quy tắc" chính là tấm gương cho trẻ
Trẻ sẽ nhìn thấy các thành viên trong gia đình luôn có thể làm mọi chuyện, trong khi bản thân trẻ bị quá nhiều hạn chế. Lúc này, những hành động từ bố mẹ và những người khác sẽ xây dựng khái niệm về tự lập trong đầu trẻ. Nếu người lớn cũng hành động phóng túng, thiếu quy củ và sự tôn trọng thì trẻ khó mà sinh hoạt một cách tự lậpcó khoa học.
Ví dụ, ở nhà, trẻ có thể tự mình lấy ly uống nước, nhưng người lớn thường uống nước xong là để ly lung tung khắp nhà, như vậy khả năng trẻ học theo thói quen tự lậptùy tiện này là rất cao. Do đó, trước khi rèn trẻ vào nề nếp khoa học, bố mẹ cần phải là những người sống trong bầu không khí thoải mái nhưng có khuôn khổ.
Advertisement
Advertisement