Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hoang mang “rau sạch” tại chợ

Thị trường 24h

11/10/2019 05:00

Không ít nơi treo bảng “rau sạch” nhưng rất nhập nhằng về nguồn gốc khiến người dùng dù bỏ tiền ra mua vẫn không yên tâm về chất lượng.

Nếu như rau sạch bán tại cửa hàng, siêu thị, người tiêu dùng có thể dựa vào thông tin trên bao bì để kiểm chứng. Nhưng với những điểm treo bảng “rau sạch” tại chợ, người tiêu dùng dựa vào… niềm tin để mua.

“Rau sạch”, rau quê đắt hàng

Tại một số chợ tự phát thuộc quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh… nhiều tiểu thương bày những tấm bảng bằng giấy carton, trên đó ghi dòng chữ viết bằng phấn hoặc giấy dán “Rau sạch”, “Rau sạch nhà trồng”, “Giá sạch nhà làm”…

Qua quan sát, những sạp gắn bảng “rau sạch” luôn có lượng khách ổn định, mối riêng, ngày nào bán hết ngày đó. Tại một sạp “rau sạch” trong chợ Phạm Văn  Hai (quận Tân Bình, TP.HCM), một tiểu thương lý giải về rau sạch là rau không trồng trên đất ô nhiễm, không dùng phân hoặc nước giải tưới rau, không dùng thuốc bảo vệ thực vật độ độc cao, không dùng nhiều phân đạm, thay vì xịt thuốc để trừ sâu, bướm, rầy thì phải sử dụng phương pháp thủ công như bẫy, đặt bã…

Rau tại sạp này có giá cao hơn rau tại các sạp khác khoảng 2.000 – 5.000 đ/ký. Rau được chất đống, cột bó, cột lọn giống y như các sạp khác tại chợ và không có gì để chứng minh đó là “rau sạch”.

Hoang mang “rau sạch” tại chợ

Một dạng “rau sạch” khác là rau quê, tức rau này được các tiểu thương thu mua tận vườn đem lên TP.HCM bán. Người dân TP.HCM nghe đến rau quê đều rất chuộng nên không ít tiểu thương chuyển sang kinh doanh rau quê. Rau thường thu mua từ những người dân tại tỉnh lân cận, cụ thể là Long An, sau đó bỏ mối cho một số tiểu thương tại chợ.

“Rau “bẩn” có thể giả làm rau sạch thông qua bao bì nhưng rau quê không thể giả. Bởi rau quê nhìn vào rất dễ biết, thoạt nhìn màu không xanh mướt, lá và cây rau đều còi cọc; không cần ăn thử, chỉ cần ngửi cũng cảm nhận được mùi rất thơm” – một tiểu thương tại chợ Bàu Cát, quận Tân Bình khẳng định.

Tuy nhiên, không thể đảm bảo rau quê này là “rau sạch” bởi cho dù người dân không sử dụng thuốc trừ sâu nhưng chưa chắc đất trồng, nguồn nước… đảm bảo vệ sinh. Mặc dù giá rau quê có cao hơn so với rau lấy tại chợ đầu mối khoảng 5.000đ/ký nhưng có rổ nào, khách khuân hết rổ đó.

Không khó bắt gặp các đọt nhãn lồng, đọt khoai lang, rau muống, cải bẹ xanh, mồng tơi, hoa thiên lý, bông bí, bông mướp, đọt mướp, đọt bí, rau dền cơm… được để từng nhúm nhỏ trong rỗ tre hoặc trải trên tấm bạt mỏng đầy rơm, đặt trên nền đất, khách mua sẽ được hốt cân ký.

Nếu các loại rau lớn có thời gian gieo trồng đến khi thu hoạch khoảng 25 – 30 ngày, các loại rau ăn quả từ 36 – 50 ngày thì các loại rau con này có thời gian trồng rất ngắn từ 10 – 15 ngày, già hơn rau mầm một chút nên cọng rau trông rất non, thô mộc theo kiểu được chăm sóc tự nhiên, không can thiệp hóa chất. Ví dụ, cải bẹ xanh cây lớn giá 17.000 đ/ký, trong khi cải bẹ xanh cây nhỏ giá 50.000 đ/ký, giá đắt hơn gấp 3 – 4 lần nhưng người tiêu dùng vẫn chuộng vì nghĩ đó là… “rau sạch”.

Hoang mang “rau sạch” tại chợ

Rau thuỷ canh (RTC) mới xuất hiện thời gian gần đây, được người tiêu dùng phong là “rau sạch” nhất trong tất cả các loại rau vì chỉ trồng bằng nước, không sử dụng thuốc trừ sâu, cỏ dại… Do mức đầu tư cho cho hệ thống nhà lưới, nhà kính, máy móc khá cao, nên khi đưa ra thị trường giá thành sản phẩm luôn cao hơn so với các sản phẩm trồng trên đất..

Cụ thể, xà lách trồng đất giá 30.000 đ/ký trong khi xà lách thủy canh 55.000 đ/ký. Giá rau muống trồng đất chỉ 15.000 – 20.000 đ/ký trong khi rau muống thủy canh giá 40.000 đ/ký.

Không sử dụng thuốc trừ sâu chưa chắc an toàn

Nhiều người tiêu dùng vẫn còn suy nghĩ, chỉ cần rau không phun thuốc, sử dụng chất kích thích, tăng trường thì sẽ sạch, an toàn. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới, rau không sử dụng thuốc trừ sâu chưa chắc an toàn và “rau sạch” chỉ đảm bảo các tiêu chí sạch nhưng không đảm bảo tiêu chí an toàn.

“Rau sạch”, rau quê được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên: không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.

Hoang mang “rau sạch” tại chợ

Còn rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap hoặc hữu cơ phải quản lí chặt chẽ qui trình sản xuất từ khâu đất trồng, nước tưới, phân bón, sử dụng thuốc BVTV, thời gian cách ly với phân thuốc, thu hoạch, đến khâu sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ; các chất dư lượng thuốc hóa học; số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng; dư lượng đạm nitrat (NO3); dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asênic, kẽm, đồng...) không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Từ đó có thể cho thấy, “rau sạch”, rau quê có thể không sử dụng thuốc trừ sâu nhưng chưa chắc đã an toàn về nguồn nước tưới, đất trồng có chứa kim loại nặng hay không… 

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, việc người dân suy nghĩ, các loại rau non ngắn ngày được bán tại chợ trông non, bắt mắt là “rau sạch” là sai. Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi ăn các loại rau này. Bởi các loại hạt giống rau lớn thường có chứa chất bảo quản Metalaxyl và chất này chỉ phân huỷ khi rau được trồng đúng ngày, tức khoảng hai tháng.

Nếu chỉ trồng 15 – 20 ngày rồi thu hoạch để bán rau con, chất bảo quản trong hạt giống chưa phân huỷ hết, ăn nhiều rau này sẽ gây ngộ độc mãn tính, có nguy cơ bị ung thư.

KIM THOA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement