Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hòa Phát xây nhà máy container tại Vũng Tàu trong tháng 6/2021, bán sản phẩm vào năm 2022

Doanh nghiệp

13/04/2021 12:21

Dự kiến những sản phẩm container đầu tiên do Hòa Phát sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có mặt trên thị trường giữa đầu năm 2022.

Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Sản xuất Container Hòa Phát ngày hôm qua, 12/4. Tập đoàn này khẳng định đã thu xếp đủ nguồn vốn để triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết với địa phương.

Công ty sản xuất container Hòa Phát đặt tại KCN Phú Mỹ II mở rộng, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Dự án sản xuất với quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20-40feet. Giai đoạn 1 có công suất 180.000-200.000 TEU/năm.

3.png
Nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, cũng là sản phẩm của Hòa Phát sản xuất. Ảnh: HPG

Dự kiến, nhà máy sản xuất container Hòa Phát tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ khởi công ngay trong tháng 6/2021. Đến quý II/2022, những sản phẩm container rỗng đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát sẽ có mặt trên thị trường.

Theo kế hoạch, nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, là sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tại Việt Nam, hiện mới có Hòa Phát sản xuất được loại thép này.

Với sản lượng 500.000 TEU/năm, sản xuất container sẽ tiệu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra rất tốt cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất hiện tại và Dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát. Sản xuất container là sản phẩm giá trị gia tăng nằm trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát.

Ông Vũ Đức Sính – Giám đốc Công ty CP Sản xuất container Hòa Phát, cho biết việc chọn Bà Rịa - Vũng Tàu để đặt nhà máy sản xuất container đầu tiên vì nơi này nằm trong khu vực động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ, gần các cảng biển lớn như Cát Lái, Cái Mép-Thị Vải và nhiều lợi thế để đảm bảo thành công cho dự án.

Trước đó, Hòa Phát từng cho biết theo nghiên cứu của doanh nghiệp, những năm gần đây, 70% nhu cầu container xuất phát từ khu vực phía Nam. Cứ 4 container thì chỉ có 1 container được sử dụng ở phía Bắc.

Đại dịch COVID-19 khiến việc giải phóng hàng, quay vòng container rỗng bị đình trệ, kéo ngành logistic toàn cầu và Việt Nam rơi vào tình cảnh thiếu container cho xuất khẩu. Từ giữa cuối năm 2020 đến nay,  giá thuê container liên tục tăng gấp 2 đến 10 lần, đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh, đẩy nhiều doanh nghiệp vào cảnh khó khăn. 

containerrr.jpg
Giá bán một container mới hiện khoảng 4.000-5.000 USD. Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất ngành hàng đặc thù này. Ảnh minh họa: VnExpress

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, container là mặt hàng đặc thù, muốn sản xuất phải có đơn hàng cam kết số lượng nhất định, và đều đặn trong khi khách hàng lại không nhiều. Việc sản xuất container phải cần số vốn lớn để đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu và nhân công.

Container là một loại bao bì dùng chung, chỉ có thể phát huy tác dụng khi được tái sử dụng, quay vòng nhiều lần. Giá bán một container mới hiện khoảng 4.000-5.000 USD.

Tại Việt Nam hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container, nhưng chủ yếu là sửa chữa, cải tạo.

Một số công ty dịch vụ logistics, vận tải đường bộ, đường sắt tại Việt Nam như Vinafco, Ratraco, Bưu điện Việt Nam... là các công ty dịch vụ logistics có container nhưng số lượng ít. Hầu hết các hãng tàu, các doanh nghiệp cho thuê container chuyên nghiệp mới là nơi sở hữu container.

Container được Malcolm McLean phát minh từ những năm 30 của thế kỷ trước, là một sáng tạo lớn của ngành logistics, giúp tiêu chuẩn hóa hoạt động vận tải, bằng việc đặt ra một kích cỡ chuẩn để đóng gói, xếp dỡ hàng hóa.

Hàng hóa được tập kết, đóng vào container ở những địa điểm khác nhau, và chuyển đến cảng. Do cùng kích thước, việc chất xếp lên tàu biển nhanh hơn, có thể chồng lên nhau nhiều tầng, giúp vận chuyển được nhiều hàng hơn. Khi dỡ xuống, container cũng dễ đặt lên toa tàu hỏa hoặc rơ-mooc để tiếp tục vận chuyển đến điểm đích.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement