Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hồ sơ Pandora cho thấy tiền điện tử có thể làm thay đổi vấn nạn tham nhũng toàn cầu

Tiền điện tử

07/10/2021 06:44

Chính những "thiên đường thuế" ở nước ngoài đã giúp giới tinh hoa né thuế và xây dựng một mạng lưới phạm pháp do nhà nước hậu thuẫn. Nhiều người không còn niềm tin vào các nhà lãnh đạo đã tìm đến thế giới tiền điện tử.
news

Có rất nhiều lý do khiến tiền điện tử phát triển và việc áp dụng blockchain ngày càng phổ biến. Những lợi thế về hiệu quả, sự tin cậy, quyền riêng tư và quyền tự chủ của nó đã được chứng minh ở quy mô toàn cầu.

Không chỉ vậy, nhiều người quan tâm đến tiền điện tử là vì họ có một trực giác sâu sắc rằng, không thể và không nên tin tưởng hoàn toàn vào những nhà lãnh đạo cũng như những người nổi tiếng.

Cảm giác ngờ vực này càng gia tăng khi hồ sơ Pandora Papers được công bố vào ngày 3/10. Nó tập hợp gần 12 triệu tài liệu bị rò rỉ từ các công ty luật và các tổ chức ở khắp nơi trên thế giới.

ho-so-pandora.jpg
Hồ sơ Pandora Papers được công bố vào ngày 3/10 tiết lộ nhiều hành vi phi pháp của các nhà lãnh đạo thế giới.

Các tài liệu cho thấy, chủ sở hữu bí ẩn của 29.000 công ty nước ngoài đang che giấu hàng tỷ USD tài sản để tránh bị giám sát và đánh thuế. Các chủ sở hữu này bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị, người nổi tiếng và "nhân vật thế giới ngầm" từ hơn 200 quốc gia, phần lớn là từ Nga, Anh, Argentina và Trung Quốc.  

Hồ sơ tiết lộ cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, ca sĩ Shakira và nhiều gương mặt quen thuộc khác đã tham gia vào việc trốn thuế, bằng cách giấu tài sản trong các pháp nhân công ty cực kỳ phức tạp.

Mặt dù trong một số trường hợp, các hoạt động này là hợp pháp về danh nghĩa nhưng sự tồn tại của các cấu trúc như vậy gần như đảm bảo rằng, chúng được sử dụng cho nhiều mục đích có hại.

Theo một ước tính, có đến 32.000 tỷ USD tài sản trên toàn thế giới có thể đang nằm trong các "thiên đường thuế" nước ngoài. Con số này gấp khoảng 15 lần tổng giá trị của tất cả các loại tiền điện tử đang tồn tại. Và số tiền này phần lớn đến từ hành vi trộm cắp của các nhà lãnh đạo thế giới từ chính công dân của họ.

Các khoản thu từ thuế bị thiếu đồng nghĩa với việc thiếu hụt rất nhiều cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng trên toàn thế giới. Bị ảnh hưởng trực tiếp nhất là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương.

Điều này lý giải phần nào việc các nhà quản lý toàn cầu giám sát chặt chẽ các hệ thống tiền điện tử và xem đó là nơi trung gian để rửa tiền và trốn thuế.

Có vẻ như, các nhà quản lý nhận thấy rằng, việc hạ gục một công nghệ mới nổi dễ dàng hơn nhiều so với việc "hợp pháp hóa" tham nhũng bằng hệ thống ngân hàng truyền thống và công ty ẩn danh.

Có nhiều quan điểm cho rằng, tiền điện tử có thể tạo ra những thủ thuật tương tự cho phép người dùng lách luật và trốn thuế.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, những gì mà các nhà lãnh đạo thế giới đã làm thông qua các thực thể nước ngoài và các ngân hàng mờ ám, không thể dễ dàng bị những người bình thường sao chép bằng cách sử dụng hệ thống tiền điện tử.

pandora-paper.png
Nhiều người cho rằng, các nhà quản lý siết chặt tiền điện tử là vì lo ngại người dân sẽ dùng hệ thống tiền điện tử để trốn thuế, giống như cách các nhà lãnh đạo đang làm ở các "thiên đường thuế".

Về cơ bản, tiền điện tử không đảm bảo tính bí mật như các thực thể khác. Mặc dù có nhiều thông tin về việc Bitcoin tập trung vào "tính ẩn danh" nhưng việc phân chia quyền sở hữu Bitcoin và nhiều mã thông báo khác vẫn tương đối dễ dàng nếu như có hối lộ.

Quan trọng hơn, việc che giấu tài sản xuyên biên giới được nêu trong Pandora Papers là một phần của hệ thống bóng tối rộng lớn và phức tạp, dựa vào quyền lực chính trị và sự giàu có của nhiều thế hệ, chứ không chỉ là khả năng che giấu số tiền lớn mà không bị giám sát.

Các mạng lưới tương tự, được sử dụng để trốn thuế và giữ bí mật cá nhân, cũng là công cụ quan trọng cho các hoạt động bất chính hơn nữa, như buôn bán ma túy do nhà nước bảo trợ, giết người và tổ chức các hoạt động chống dân chủ...

Một ví dụ cho điều này là Ngân hàng Tín dụng và Thương mại Quốc tế, còn được viết tắt là BCCI. Trên danh nghĩa, nó là một ngân hàng của Pakistan nhưng vào đầu những năm 1990, có nhiều thông tin rò rỉ cho biết nó là bình phong của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA).

Theo các nguồn tin, "ngân hàng" này là công cụ chính cho các hoạt động mua bán ma túy quốc tế. Khi đó, CIA đã bị cáo buộc là bảo vệ các hoạt động rửa tiền này khỏi sự giám sát của cơ quan thực thi pháp luật quốc tế. 

Theo đó, CIA được cho là đã sử dụng "ngân hàng" BCCI như một phương tiện để chuyển số tiền bán ma túy cho quân du kích Nam Mỹ. Những người du kích này, đặc biệt là Contras ở Nicaragua, thực chất là đội quân tử thần khủng bố. 

Thậm chí trong các trang của Washington Post, CIA còn bị cáo buộc là điều hành một mạng lưới sát thủ.

Mặc dù vụ bê bối này đã dẫn đến một số cải cách trên danh nghĩa, nhưng việc can thiệp và thao túng quốc tế này dường như vẫn còn khả thi trong hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại.

Do đó vẫn cần xem xét các hoạt động được tiết lộ trong Pandora Papers. Các tài liệu này đã được hàng chục nhà báo điều tra trong hơn 2 năm và chúng sẽ được tung ra trong thời gian tới.

Điều đáng lưu ý ở đây là, các nhà lãnh đạo toàn cầu thường coi mình hoàn toàn tách biệt với người dân. Do đó, họ ngang nhiên "trộm cắp" và thực hiện các hành vi phạm pháp.

Để chứng minh cho luận điểm này có thể kể đến vụ bê bối của Ghislaine Maxwell. Bà là người thừa kế của đế chế truyền thông và xã hội ở Anh. Năm 2020, bà bị cáo cuộc là kẻ buôn bán tình dục.

Khi nói về các nạn nhân của mình, bà Ghislaine dõng dạc: "Những cô gái này không là gì cả. Chúng là rác rưởi".

Bà Ghislaine cũng được cho là mối liên hệ mật thiết với CIA, thông qua cha của bà, "siêu cò" Robert Maxwell.

Tóm lại, hệ thống ngân hàng toàn cầu chỉ trao quyền bí mật cho những người giàu nhất và quyền lực nhất, nhưng lại tự do kiểm duyệt các hoạt động hàng ngày của công dân. 

Không rõ liệu tiền điện tử có thể thay đổi vấn nạn tham nhũng tràn lan này hay không. Nhưng ít nhất, Pandora Papers đã giải thích phần nào động lực đằng sau việc áp dụng tiền điện tử. Đó là mong muốn được thoát khỏi hệ thống tài chính đã mục nát trên toàn cầu.

AN DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ