Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hệ thống thông tin thị trường bất động sản phải đợi vì thiếu tiền

Theo lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, để xây dựng được hệ thống thông tin cần có thời gian và kinh phí từ trung ương đến địa phương, hiện chưa làm được.

Tại cuộc họp báo thường kỳ lần đầu tiên được Bộ Xây dựng tổ chức, tình trạng loạn báo cáo tình hình thị trường bất động sản của các hiệp hội, doanh nghiệp đã được nêu ra. Câu hỏi là trách nhiệm của Bộ Xây dựng đến đâu trong việc xây dựng một hệ thống thông tin chuẩn mực, minh bạch.

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản,thừa nhận việc cần thiết phải có báo cáo về thị trường bất động sản.

“Nhu cầu hiện nay là có, thông tin về giao dịch, mua bán được thị trường rất quan tâm”, ông Ninh nói.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, hàng tháng, cục này đều nhận được báo cáo chính xác từ các địa phương gửi về dựa trên giao dịch thực tế. Trên cơ sở đó, Cục tổng hợp và có một bản báo cáo hàng tháng gửi lên Bộ trưởng.

Ông Ninh cho rằng báo của Cục là chính thống, còn của doanh nghiệp và hiệp hội chỉ để tham khảo.

Vị này cũng lưu ý pháp luật không cấm doanh nghiệp trao đổi thông tin, vấn đề người sử dụng thông tin phải biết chọn lọc vì có những báo cáo không giống nhau và chưa chuẩn xác.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, thông tin thị trường bất động sản của hiệp hội, doanh nghiệp chỉ để tham khảo. Ảnh:Lê Quân.

Tuy nhiên, để có một hệ thống thông tin công bố rộng rãi, nhanh chóng và chính xác, ông Ninh cho rằng cần phải chờ đợi thêm.

Theo đó, về phía Bộ Xây dựng phải tiến hành đầu tư hệ thống hạ tầng khá tốn kém khoảng 10 tỷ đồng. Ngoài ra, cần phải khảo sát, đấu thầu, thi công, đào tạo cán bộ nhân viên… Ông Ninh cho rằng cần phải mất 1-2 năm nữa mới có thể bước đầu thực hiện được vấn đề này.

Về phía địa phương cũng phải đầu tư một hệ thống tương tự. Theo đó, ngân sách trung ương đã khó, ngân sách địa phương còn khó khăn. Các địa phương phải đầu tư đồng bộ từ cấp phường xã, quận huyện đến tỉnh thành phố. Chi phí ước tính cũng trên dưới 10 tỷ đồng.

“Trước mắt bộ chỉ đạo là tập trung hoàn thiện hệ thống tại các tỉnh thành phố lớn trước như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng… Sau đó mới đến các tỉnh còn lại”, ông Ninh nêu giải pháp.

Chuyển mục đích nhà ở sinh viên phải chú ý hoàn vốn trái phiếu Chính phủ

Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng khu ký túc xá Tứ Hiệp - Pháp Vân, ông Nguyễn Trọng Ninh nhấn mạnh phải có phương án hoàn vốn trái phiếu Chính phủ và đảm bảo cơ sở hạ tầng cho người dân.

Theo ông Hùng, dự án nhà ở sinh viên được phê duyệt 2009, có 6 khối nhà. Nguồn tiền đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ. Tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Giai đoạn 2009, thực hiện 5 khối, còn một khối dừng cho giải phóng mặt bằng.

Vào năm 2005, 3 khối nhà đã được đưa vào sử dụng, 2 khối nhà mới xong phần thô thì hết tiền trái phiếu. Theo đánh giá, nhu cầu ở của sinh viên hiện nay không cao cho dù Hà Nội đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Do vậy, việc chuyển đổi mục đích sang nhà ở xã hội là hợp lý.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng nhấn mạnh việc chuyển đổi xuất phát từ thực tế dự án. Dự án thu hút sinh viên chưa đông còn nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn. Nếu không dùng hết sẽ rất lãng phí.

Ông Hùng nhấn mạnh đối tượng chuyển đổi là khác nhau. Sinh viên không có gia đình. Trong khi đó, nếu xây nhà ở xã hội phải kèm theo hạ tầng như y tế, giáo dục, phát triển đi lại….

HIẾU CÔNG (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement