Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hệ thống karaoke tại TP.HCM kêu cứu

Doanh nghiệp

19/03/2021 08:34

Chuỗi karaoke Nnice tại TP.HCM khẳng định đã chịu thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi tháng và xin sớm được hoạt động trở lại như các mô hình dịch vụ khác.

Trong đơn xin cứu xét gửi UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM và Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM ngày 18/3, hệ thống karaoke Nnice cho biết đã thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi tháng. "Hàng trăm người - hầu hết là lao động chính trong gia đình - bị ngừng việc, chỉ được trợ cấp ít ỏi từ doanh nghiệp, không đủ trang trải cho nhu cầu tối thiểu cuộc sống và việc học hành của con cái", Nnice cho biết.

"Họ đang mong mỏi, chờ đợi hàng ngày để được làm việc trở lại", đơn xin cứu xét của Nnice cũng nhấn mạnh. Chuỗi 8 cơ sở karaoke này còn khẳng định nếu tiếp tục bị ngừng hoạt động sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ, đành buộc phải đóng cửa.

Ngưng mọi hoạt động từ ngày 9/2 theo chỉ đạo của chính quyền TP, Nnice cho biết toàn bộ 8 doanh nghiệp trong hệ thống mất sạch nguồn thu, phải vay mượn để trợ cấp cho nhân viên, bảo trì máy móc thiết bị, trả tiền thuê mặt bằng, chi trả lãi vay...

Doanh nghiệp lẫn lao động khó cầm cự

Chia sẻ với Zing, ông Tạ Quang Hùng - Giám đốc Marketing của chuỗi karaoke Kingdom - cho biết công ty này cũng thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi tháng trong giai đoạn đóng cửa vừa qua. Con số thiệt hại lần này tương tự năm 2020, nhưng mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần, bởi ngân sách công ty đã thâm hụt nặng nề sau một năm cầm cự với đại dịch.

Ông Hùng cho biết Kingdom không đủ lực để cầm cự. Nếu năm 2020, mức hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng có thể lên đến 50-70%, thì nay các mặt bằng giá tốt nhất chỉ giảm tối đa 30%.

karaoke xin mo lai anh 1
Một cơ sở karaoke của Kingdom tại quận 1, TP.HCM. Ảnh: NVCC.

"Mặt bằng của chúng tôi đâu phải ở trong hẻm hay các quận rìa trung tâm, mà đa số ở mặt tiền quận 1. Mặt tiền cũng không phải 4 m, mà là 12-16 m, có địa điểm còn có 2 mặt tiền, giờ sao chịu nổi. Năm 2020, chúng tôi còn có thể tận dụng khoản tích lũy từ các năm trước để cầm cự, còn sang 2021 thì tình hình kinh doanh năm 2020 đã quá bê bết", ông Tạ Quang Hùng giãi bày.

Cũng với lý do này, khoản trợ cấp cho nhân viên ở Kingdom hiện cũng chỉ tương đương 30% lương cứng, thấp hơn mức 50% của năm ngoái. Thậm chí, một số lao động không được hưởng trợ cấp.

Bởi vậy, số lượng nhân sự trên toàn hệ thống đã giảm từ khoảng 700 người trước dịch xuống còn 300 người, dự kiến sẽ tiếp tục giảm do lao động đã đuối sức, buộc phải tìm kiếm công việc khác.

Rạp phim, tiệc cưới đã mở, sao karaoke vẫn chưa?

Theo các chuỗi karaoke này, mô hình hoạt động của họ phục vụ nhu cầu giải trí lành mạnh với khách hàng thường là những người cùng trong gia đình, cơ quan, đơn vị hay nhóm bạn bè thân quen và hát trong phòng riêng, tách biệt với các phòng khác.

Do đó, chủ các chuỗi karaoke cho rằng khả năng lây nhiễm Covid-19 tại karaoke khó hơn các quán bar, vũ trường, nhà hàng, tiệc cưới, nơi nhiều người lạ tiếp xúc trong không gian rộng lớn cũng có máy lạnh. Họ dẫn chứng chưa có trường hợp lây nhiễm nào trong các cơ sở karaoke thời gian qua.

"Tôi thấy khó hiểu khi TP đã rất lâu không có ca mắc mới, các mô hình dịch vụ khác đã được hoạt động ổn định, còn karaoke lại chưa", ông Tạ Quang Hùng nói với Zing.

Hiện các cơ sở đều mong muốn sớm mở cửa và cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của các cấp chính quyền.

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 sáng 17/3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết sẽ cho phép các quán bar, vũ trường, karaoke đón khách trở lại trong 2 ngày tới.

Tính đến ngày 18/3, TP.HCM đã trải qua 35 ngày không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Hiện tất cả cơ sở dịch vụ, trừ quán bar, vũ trường và karaoke, đều hoạt động. Trong khi đó, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ninh đã mở cửa các quán karaoke trở lại.

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement