07/08/2019 09:13
Hệ số K tại TP.HCM tăng thêm 0,4 lần
Từ 12/8, người dân ở TP.HCM sẽ được áp dụng hệ số K=1,5 lần bảng giá đất Nhà nước khi đóng tiền sử dụng đất cho phần đất vượt hạn mức.
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) năm 2019 với mức tăng bình quân 0,4 lần so với hệ số K năm 2018 ở tất cả nhóm và khu vực.
Cụ thể, từ ngày 12/8, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP.HCM sẽ được áp dụng hệ số K=1,5 lần bảng giá đất Nhà nước khi đóng tiền sử dụng đất cho phần đất vượt hạn mức.
Đối với đất thuê để kinh doanh dịch vụ, thương mại, tài chính, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê... hệ số K tương ứng từng khu vực. Cụ thể, khu vực 1 (các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận) có hệ số 2,1 tăng lên 2,5, tỉ lệ tăng là 19%.
Hệ số K tại TP.HCM tăng thêm 0,4 lần. |
Khu vực 2 (quận 2, 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú)m hệ số 1,9 tăng lên 2,3, tỉ lệ tăng 21%. Khu vực 3 (quận 8, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức), hệ số 1,7 lên 2,1, tỉ lệ tăng 23,5%. Khu vực 4 (Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn), hệ số 1,5 tăng lên 1,9, tỉ lệ tăng 26,6%. Khu vực 5 (huyện Cần Giờ), hệ số 1,3 tăng lên 1,7, tỉ lệ tăng 30,7%.
Đất sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng... hệ số K lần lượt là 1,7 lần, 1,6 lần, 1,55 lần, 1,5 lần và 1,5 lần, tương ứng với khu vực 1, 2, 3, 4 và 5.
Hiện tại, hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn TP.HCM cao nhất là 2,1 lần và thấp nhất là 1,1 lần (áp dụng cho trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất và hợp thức hóa diện tích đất ngoài hạn mức đất ở). Quyết định về hệ số K năm 2019 có hiệu lực từ ngày 12/8/2019.
Hệ số K này áp dụng để tính tiền sử dụng đất cho những trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được chuyển mục đích, xác định giá đất cho những lô đất có giá trị dưới 30 tỷ đồng, tính theo bảng giá đất TP.HCM.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA đã có văn bản gửi Thường trực Thành ủy TP.HCM, Sở Tài chính trong việc góp ý về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn TP.HCM. Theo HoREA, thực hiện quy định của Luật Đất đai 2013 về việc Chính phủ ban hành "Khung giá đất", cấp tỉnh căn cứ "Khung giá đất" để ban hành "Bảng giá đất" và được điều chỉnh mức giá tối đa không quá 30% mức giá tối đa trong "Khung giá đất". "Khung giá đất" và "Bảng giá đất" có niên độ 5 năm.
Hàng năm, cấp tỉnh điều chỉnh các mức giá trong "Bảng giá đất" bằng hệ số điều chỉnh giá đất để đảm bảo nguyên tắc giá đất trong "Bảng giá đất" phù hợp với giá thị trường.
Tuy nhiên, HoREA lại cho rằng, cơ chế xây dựng "Khung giá đất - Bảng giá đất" như quy định trên thì không thể đảm bảo được nguyên tắc giá đất trong "Bảng giá đất" phù hợp với giá thị trường như quy định của Luật Đất đai. Giá đất trong "Bảng giá đất" phổ biến chỉ đạt khoảng 30-50% giá thị trường.
HoREA lấy ví dụ, đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận 1 có giá tối đa trong Khung giá đất là 162 triệu đồng/m2. TP.HCM được nâng lên 30% thành mức giá tối đa trong bảng giá đất là 210,6 triệu đồng/m2.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa quận 2 rất cao, được đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, giao thông, đặc biệt là Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhưng khi phân chia khu vực phát triển TP.HCM có một điểm rất bất hợp lý là quận 2 lại xếp vào Khu vực 3, thấp hơn quận 7 được xếp vào Khu vực 2.
"Điều này chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng đối với người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, vì mức nộp ở quận 7 cao hơn quận 2, trong lúc điều kiện hạ tầng đô thị của hai quận này là tương đương với nhau", HoREA khẳng định.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp