Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Lối sống

11/12/2020 13:23

Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái quá nhỏ hoặc quá lớn tạo ra những tổn thương về mặt tinh thần, là một trong những kiểu gia đình không lành mạnh.

Trong các mối quan hệ xã hội chúng ta thường dễ dàng nhận ra được những điều tốt và xấu. Tuy nhiên, đối với quan hệ các thành viên gia đình, điều này rất khó nhận ra. Ông Salvador Minuchin, một nhà trị liệu tâm lý gia đình, gợi ý rằng một gia đình lành mạnh là một gia đình có thể giải quyết các vấn đề. Và điều này phụ thuộc vào việc thiết lập các ranh giới giữa cha mẹ và con cái. 

Nếu muốn xây dựng cho mình một tổ ấm thật sự, các bậc phụ huynh cần tránh những cách suy nghĩ và hành động như các kiểu gia đình trong bài viết dưới đây của Bright Side.

1. Quan điểm giáo dục con cái không đồng nhất 

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Trường hợp phổ biến thường xảy ra trong vấn đề giáo dục con cái của các cặp vợ chồng chính là mâu thuẫn về quan điểm, một người rất nghiêm khắc, còn một người lại quá khoan dung. Chính những việc đơn giản như thế, tưởng chừng là vô hại nhưng lại là con dao hai lưỡi khiến chuyện giáo dục con cái của bạn trở nên khó khăn hơn.

Đối với trường hợp này, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra được kẽ hở trong cách bạn dạy dỗ chúng. Theo đó, chúng sẽ có suy nghĩ không sợ vì chúng luôn nghĩ sẽ có người bên vực. Thậm chí, chúng không ghi nhớ được những bài học từ những lần sai phạm của mình.

2. Trông cậy con cái để hàn gắn mối quan hệ

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Về cơ bản, điều này xảy ra khi đời sống của các cặp vợ chồng ít giao tiếp với nhau và hầu như sống một cuộc sống riêng biệt, điển hình là trường hợp một người nắm quyền kiểm soát con cái trong khi người kia bận rộn với công việc.

Theo đó, một trong 2 người dựa vào đứa trẻ để tìm được sợi dây liên kết với người kia. Họ chia sẻ những thất vọng và bí mật của bản thân với đứa trẻ, hay thậm chí có thể là những quan điểm chống lại khiến mối quan hệ của các cặp vợ chồng ra xa hơn. Trường hợp tồi tệ nhất, mối quan hệ sẽ bị rạn nứt khi một trong hai người tìm đến những thú vui khác như ngoại tình hoặc nghiện rượu.

3. Gia trưởng và độc đoán

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Điều này xảy ra khi một trong 2 phụ huynh trở thành người độc tài nắm quyền kiểm soát trong gia đình. Việc phụ huynh không tôn trọng lẫn nhau sẽ khiến những đứa trẻ bị tổn thương về mặt tinh thần. Thậm chí, chúng xem bạn như một người cùng trang lứa với chúng, dễ dàng bị bắt nạt. 

4. Con cái kiểm soát cha mẹ khi được giao tài sản thừa kế

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Hệ thống thứ bậc trong gia đình rối tung khi con cái được cha mẹ trao quyền thừa kế hoặc quản lý tài chính. Đối với những gia đình truyền thống ở Việt Nam, điều này chỉ xảy ra khi cha mẹ đã già yếu, mắc bệnh... nên không thể kiểm soát được. Con cái sẽ là người phụ trách quản lý tiền bạc, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình dẫn đến những trường hợp chúng hành động và cảm thấy có quyền làm bất cứ điều gì chúng muốn.

5. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Những cuộc cãi vã giữa cha mẹ và con cái không phải là điều bất thường, nhưng sẽ không tốt nếu thường xuyên tranh cãi. Một số người cho rằng, nguyên nhân có thể là do khoảng cách thế hệ. Cha mẹ mong đợi con cái của họ hành động giống như vậy hoặc tốt hơn những gì chúng đã làm khi chúng còn nhỏ, và những đứa trẻ mong muốn cha mẹ hiểu hơn về mọi thứ. Sự căng thẳng và quan điểm sống khác nhau cuối cùng sẽ đẩy họ xa nhau.

6. Yêu thương không công bằng

Hãy tránh xa 6 kiểu gia đình thế này, nếu muốn tổ ấm của bạn hạnh phúc

Người ngoài nhìn vào cho rằng gia đình bạn có vẻ đoàn kết và yêu thương lẫn nhau, nhưng thực ra có một đứa trẻ thường bị bỏ rơi. Và đứa trẻ bị cô lập đó cảm thấy giống như những "con cừu đen" trong gia đình bởi vì họ khác với những thành viên còn lại.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp gia đình chỉ tập trung quan tâm và dành tình thường nhiều hơn cho đứa trẻ nhỏ mà quên dành sự quan tâm cần thiết cho đứa trẻ còn lại. Theo đó, một tình huống xấu có thể xảy ra chính là đứa trẻ đó có thể cắt đứt quan hệ với gia đình.

Ý YÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement