Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Lối sống

04/01/2021 07:51

Dù là hình xăm đầu tiên hay kế tiếp, việc cân nhắc những yếu tố như thiết kế, kích thước, màu sắc, đặc biệt vị trí xăm hết sức quan trọng.

Đương nhiên, không có bất cứ quy tắc nào ràng buộc việc lựa chọn vị trí để xăm hình. Nhưng nếu muốn có một hình xăm bền, đẹp và trông vẫn mới trong 10, 20 năm sau, hãy cân nhắc về vị trí cũng như chăm sóc hình xăm đúng cách.

Dưới đây là những vị trí bạn nên tránh xăm, và cách để bảo vệ một hình xăm mới.

1. Phần bụng

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Thông thường, hình xăm sẽ gần như không bị ảnh hưởng nếu cơ thể chúng ta không thay đổi quá nhiều. Nhưng da bụng được xem là phần da thường xuyên bị co giãn nhất, do thay đổi cân nặng, đặc biệt là với phụ nữ có ý định có con. Trong quá trình mang thai, da bụng sẽ dãn và căng lớn, khiến hình xăm có nguy cơ bị biến dạng một phần hoặc hoàn toàn.

Dù các thợ xăm vẫn sẽ sẵn lòng xăm cho bạn, nhưng thường bụng là vị trí khó xử lý, nhất là với những ai có mỡ bụng, rạn da hoặc đã từng mang thai.

2. Vùng da hay co gấp

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Những vị trí như cổ tay, vùng dưới cánh tay, đầu gối hay khuỷu tay là những vùng da dễ hình thành nếp nhăn và dấu hằng. Việc da kéo, co gấp liên tục sẽ khiến hình xăm bị nứt, làm chậm quá trình làm lành của da cũng như gây ảnh hưởng đến màu sắc và nét xăm. Nếu không chăm sóc đúng cách ở những vùng da này, hình xăm cũng dễ bị cong hay biến dạng.

Chưa kể, đầu gối và khuỷu tay được xem là hai trong số các vị trí xăm đau nhất trên cơ thể. Nhưng "đau" là một tính từ tương đối và chủ quan. Nếu vẫn quyết định chọn các vị trí này, hãy cứ xăm nhé!

3. Bàn chân

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Cổ chân, 2 bên mắt cá hay mu bàn chân là những vị trí liên tục chuyển động và chịu ma sát từ vớ và giày dép. Vì vậy nếu xăm ở đây, chúng sẽ dễ bị phai màu nhanh chóng và cần được dặm màu thường xuyên. Vùng da này cũng tiếp xúc nhiều với bụi và vi khuẩn, khiến quá trình phục hồi da sau xăm trở nên khó khăn.

Hơn nữa, bàn chân sẽ không phù hợp với những hình xăm nhỏ (khoảng từ 3cm trở xuống). Nếu hình quá nhỏ, mực xăm sẽ dễ nhoè, mất nét và thậm chí là nhiễm trùng. Vì vậy, hãy tìm hiểu và tìm một thợ xăm có tay nghề trước khi xăm.

4. Ngón tay và bàn tay

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Xăm ở bàn tay được nhiều người ưa chuộng, nhưng đây là bộ phận có cấu trúc không bằng phẳng và phức tạp. Đó là những sợi thần kinh, mạch máu, gân và xương được bảo vệ bởi một lớp cơ và mỡ mỏng. Chính vì vậy mà bàn tay là một trong những nơi mực xăm khó "ăn" vào da nhất.

Chưa kể, ngón tay và bàn tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thực hiện các cử động như cầm nắm, chà rửa và gõ máy tính. Vì vậy, phần da sẽ dễ bong tróc, khiến hình xăm dễ phai màu và mất nét.

5. Phần trong của tai

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Hình xăm ở phía trong tai có thể rất đẹp khi vừa mới xăm, nhưng chúng sẽ không tồn tại lâu dài. Phần da bên trong tai không giữ mực tốt và các đường nét có xu hướng bị mờ nhanh chóng.

Cách tốt nhất để bảo quản hình xăm là đi dặm màu thường xuyên. Nếu ngại việc này, đây có thể không phải là vị trí xăm cho bạn. Thay vào đó, hãy hỏi thợ xăm về những vị trí khác để xăm hình nhỏ.

Nếu bạn vẫn quyết định xăm ở các vị trí trên, thì hãy ghi nhớ những quy tắc bảo quản hình xăm cơ bản để có được hình bền nhất.

Hãy suy nghĩ lại khi bạn định xăm ở 5 vị trí này

Giữ hình xăm sạch sẽ

Khi vừa xăm xong, hãy giữ hình xăm sạch sẽ. Không đi bơi và hạn chế để hình xăm tiếp xúc với nước, bởi nước có thể chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Chỉ nên vệ sinh vùng xăm với nước vô trùng hoặc nước đun sôi để nguội, và sử dụng xà phòng không mùi, không gây dị ứng.

Dưỡng ẩm

Thợ xăm thường sẽ cung cấp cho bạn một loại thuốc mỡ để sử dụng trong vài ngày đầu sau khi xăm. Sau đó, bạn có thể chuyển sang một loại kem dưỡng ẩm lành tính, hoặc dầu dừa để giúp giảm ngứa. Cần tránh các sản phẩm có chứa hương thơm, bởi chúng có thể gây kích ứng vùng da đang lành của bạn.

Cần tránh các sản phẩm có chứa hương thơm, bởi chúng có thể gây kích ứng vùng da đang lành của bạn. 

Nói không với nắng mặt trời

Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ làm cho hình xăm của bạn mờ đi. Trong vài tháng đầu, hãy che chắn hình xăm bằng quần áo có khả năng chống nắng tốt. Và tuyệt đối không thoa kem chống nắng cho đến khi hình xăm lành hoàn toàn.

Không bóc gỡ lớp mài

Trong thời gian lành, hình xăm của bạn sẽ đóng vảy, bong mài và gây ngứa. Đây là quá trình làm lành tự nhiên của da sau khi xăm, vì vậy đừng dùng tay để gãi và bóc lớp mài.

Việc gãi có thể làm thay đổi hình dạng của hình xăm hoặc gây ra sẹo, đặc biệt là với những người có da dễ bị sẹo. Thay vào đó bạn có thể thoa mỡ lợn, protein để giảm ngứa và giúp vùng da mới lành nhanh hơn.

(Tổng hợp)

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement