Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hậu COVID-19: Các doanh nghiệp đã làm gì để tái sản xuất?

Thị trường 24h

12/06/2020 15:00

Các doanh nghiệp đã chia sẻ về việc tái khởi động kinh doanh sau COVID-19, tại buổi lễ trao danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) vừa diễn ra.

Dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Trong khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp đã tự lực tìm kiếm thị trường, sản phẩm mới, cách làm mới để duy trì, ổn định sản xuất, vực dậy doanh nghiệp.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Marketing công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang, các sản phẩm của Điện Quang không phải là nhu yếu phẩm nên gặp khá nhiều khó khăn khi phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường trong thời gian dịch COVID-19. Chính vì thế, trong thời gian dịch bệnh, thay vì tập trung kinh doanh, Điện Quang đã tập trung nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm vì cộng đồng như đèn diệt khuẩn là giải pháp phục vụ cho taxi, bệnh viện, nhà hàng, trường học...

"Sau dịch, công ty ngay lập tức quay lại kinh doanh bình thường và tiếp tục đầu tư nhà máy hơn 600 tỷ đồng tại khu Công nghệ cao quận 9, TP.HCM để chủ động nguồn cung, nguyên liệu nội hóa hoàn toàn. Đây là nhà máy có dây chuyền sản xuất Chip Led đầu tiên Việt Nam. Theo đánh giá, dịch bệnh sẽ kéo dài nên chúng tôi sẽ mở rộng tìm kiếm thêm nguồn cung để đưa sản phẩm ra ngoài thị trường ổn định", ông Trần Tuấn Anh cho biết thêm.

Trong khi đó ông Lê Anh, Giám đốc Marketing của Công ty nhựa Duy Tân cho biết, dịch bệnh diễn ra khiến doanh số sụt giảm, do người tiêu dùng ưu tiên mua thực phẩm, nhu yếu phẩm nhiều hơn là các sản phẩm nhựa. Tuy nhiên vào tháng 5, doanh nghiệp đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực của thị trường, thậm chí một số mặt hàng còn vượt chỉ tiêu tháng.

Phía công ty này cho biết, dịch bệnh cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến nguồn nguyên liệu do công ty Duy Tân đã mua dự trữ nguyên liệu từ trước đó với số lượng lớn đủ để sản xuất trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm.

Nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đi các nước vẫn diễn ra bình thường, chỉ có việc hàng hóa phải trải qua khâu kiểm tra và xịt khử trùng. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường quảng bá sản phẩm qua facebook và phân phối sản phẩm qua các kênh bán lẻ online: sendo, tiki...

Không rơi vào khó khăn như những doanh nghiệp kinh doanh hàng không thiết yếu, Công ty trách nhiệm hữu hạn Cỏ May, Đồng Tháp với thương hiệu gạo Cỏ May lại có doanh thu khá cao trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm tháng 6/2020 nhưng sản lượng và doanh thu đã đạt được 70% kế hoạch của năm 2020.

Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh, Cỏ May vừa ký hợp đồng xuất khẩu 200 tấn gạo xuất sang Hồng Kông (Trung Quốc) và đây là tín hiệu tích cực từ thị trường. Thêm vào đó nhu cầu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng trong đợt dịch COVID-19 nên sản lượng tiêu thụ gạo cũng tăng theo.

Ông Đinh Minh Tâm, Phó giám đốc Cỏ May cho biết, Công ty đang tiếp tục đầu tư vùng nguyên liệu cao cấp, xây dựng hệ thống máy xay xát công nghệ cao, hệ thống chứa công nghệ trữ lạnh chuẩn châu Âu hướng đến xuất khẩu gạo chất lượng cao đến các thị trường khó tính như EU. 

Hay câu chuyện của Công ty Cổ phần kỹ thuật thực phẩm Việt Sin, công ty này đã ghi nhận mức tăng trưởng ngoài dự định khi doanh số liên tục tăng trong đại dịch. Công ty Cổ phần kỹ thuật thực phẩm Việt Sin, chuyên cung cấp thực phẩm thức ăn nhanh, khi dịch bệnh bùng phát, Việt Sin phải sửa lại kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 nhưng cuối cùng doanh số và lợi nhuận lại vượt 10-15% so với những gì hình dung trước đó, nên kế hoạch 6 tháng cuối năm vẫn giữ nguyên.

Theo ông Lê Đức Duy – Phó tổng giám đốc Công ty CP kỹ thuật thực phẩn Việt Sin, nguyên nhân khiến công ty có mức tăng trưởng ngay trong mùa dịch là do kênh phân phối siêu thị tăng đột biến, kênh phân phối truyền thống lại giảm sút.

Nên công ty quyết định đẩy mạnh đưa hàng vào các hệ thống siêu thị trên cả nước, điều này sẽ tạo doanh số bền vững trong tương lai. Ngoài ra thương hiệu Việt Sin cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân phối sản phẩm vào hệ thống trường học cho đến các cửa hàng thức ăn nhanh. Chú trọng sức tiêu thụ nội địa. 

Trao danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao - Ảnh: Cẩm Viên
Trao danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao - Ảnh: Cẩm Viên

Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Sáng 12/6, tại TP.HCM, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (Hội DN HVNCLC) đã tổ chức trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020-2021. Tại buổi lễ, Hội DN HVNCLC cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp có thời gian phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, Ban chấp hành Hội DN HVNCLC đã thống nhất một số điểm: Chứng nhận-logo HVNCLC lần đầu tiên sẽ có giá trị sử dụng liên tiếp 2 năm từ 2020 đến hết năm 2021. Cuộc điều tra - khảo sát người tiêu dùng bình HVNCLC lần tiếp theo sẽ được thực hiện vào cuối năm 2021 và công bố vào đầu năm 2022.

Trong thời điểm từ nay đến lần khảo sát tiếp theo, Hội DN HVNCLC sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, đồng thời cũng nắm thông tin từ các cơ quan quản lý liên quan, khảo sát nhanh, khảo sát online để cập nhật thông tin về các doanh nghiệp, sản phẩm HVNCLC.

Trong giai đoạn 2020 – 2021, hoạt động trọng tâm của Hội DN HVNCLC vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu Số hóa – Chuẩn hóa và Thương mại hóa. Trong đó, tập trung cho mục tiêu Thương mại hóa trong điều kiện nền kinh tế bị tác động mạnh vì đại dịch COVID-19, tạo điều kiện để doanh nghiệp thay đổi công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất, chú trọng hơn kinh tế tuần hoàn để tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường.

Từ nay cho đến đầu năm 2022, Hội DN HVNCLC sẽ tiến hành các hoạt động nhằm thống nhất 2 danh hiệu: HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn và HVNCLC - Chuẩn hội nhập lại làm một, để khi sản phẩm mang danh hiệu HVNCLC là thị trường ngoài nước cũng như trong nước đều hiểu là sản phẩm được tín nhiệm của người tiêu dùng và đạt các chuẩn về kỹ thuật an toàn, chất lượng.

Dị này, Hội DN HVNCLC cũng đã công bố danh sách 604 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement