Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hàng tháng nên cúng Thần tài vào ngày nào?

Sức khỏe

12/02/2019 12:00

Ngoài việc cúng lễ Thần tài vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Thì mùng 10 cũng được coi là ngày cúng Thần tài.

Theo quan niệm dân gian, mùng 10 tháng Giêng chính là ngày vía Thần tài hàng năm.

Với những người làm kinh doanh, có một ban thờ Thần tài trong nhà là điều không thể thiếu. Việc cúng bái Thần tài có phần hơi khác so với các lễ cúng bái khác, khi mà Thần tài có thể được cúng lễ ngay khi gia chủ “được lộc” chứ không cần phải chờ đến ngày lễ Tết gì cả.

Thông thường, ngoài việc cúng lễ Thần tài vào mùng 1 và rằm hàng tháng như ở ban thờ tổ tiên và Thần Phật thì người ta còn lấy mùng 10 hàng tháng là ngày đặc biệt để cúng Thần tài.

Cứ vào ngày vía Thần tài hàng tháng, mọi người sẽ dâng lễ cúng cho vị thần này để cảm tạ những điều may mắn mà Thần tài mang đến, đồng thời mong cầu Thần tài trong tháng mới lại cho thêm may mắn về tài lộc. 

Hàng tháng nên cúng Thần tài vào ngày nào?

Đồ cúng lễ dâng lên ban thờ Thần tài thường là những món ăn ngon như vịt quay, heo quay, cua biển, tôm, hoa quả… Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, Thần tài là vị thần có phần khác biệt với các vị thần khác khi không dùng toàn đồ mặn mà có thêm cả đồ chay cúng lễ nữa.

Thường thì 6 tháng đầu năm nên dâng đồ mặn cho Thần, còn 6 tháng cuối năm lại dâng đồ chay.

Không chỉ trong ngày vía Thần tài hàng tháng mới thắp hương trên ban thờ Thần tài mà nên thắp hương hàng ngày để tỏ lòng thành kính. Người ta thường thắp hương 2 lần trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối. Số lượng nén hương thường là 5.

Mỗi khi thắp hương cúng Thần tài nên nhớ thay nước uống, cũng lưu ý tránh để hoa héo, trái cây hỏng trên ban thờ, nên thay ngay khi cần thiết.

Gia chủ cũng nên lưu ý giữ cho ban thờ sạch sẽ, có thể làm lễ tắm rửa cho tượng thần vào ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng, tốt nhất là dùng nước lá bưởi, nước gừng hay rượu pha nước. Sau khi tắm rửa cho Thần tài, nhớ phải lau khô sạch sẽ rồi mới đặt lại ban thờ. Khăn lau và tắm cho tượng thần nên để ở một nơi riêng biệt, tránh dùng vào những việc khác.

MỘC MIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement