Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hàng ngàn con heo tại lò mổ Xuyên Á, nơi cung cấp 50% lượng thịt tại TP.HCM, dương tính với thuốc an thần

Có tới 3.750 con heo trong số gần 5.000 con bị tạm giữ tại lò mổ Xuyên Á (Củ Chi) cho kết quả dương tính với thuốc an thần.

Kết quả trên được Thanh tra Bộ Nông nghiệp, Chi cục Thú y TP.HCM và C49 Bộ Công An công bố ngày 30/9 tại TP.HCM

Theo kết quả thanh tra, chiều 28/9 khi đoàn kiểm tra ập vào cơ sở giết mổ Xuyên Á (đây là cơ sở chiếm tới 50% tổng lượng heo tiêu thụ tại thị trường TP.HCM mỗi ngày), đoàn kiểm tra phát hiện hai công nhân đang chích thuốc (loại dung dịch màu vàng) vào heo.

Tại thời điểm kiểm tra, tổng số heo là 5.021 con, được đưa về từ nhiều nơi và có khoảng 200 con tồn của ngày hôm trước chưa giết mổ hết. Kiểm nghiệm nhanh trong dung dịch này, đoàn kiểm tra phát hiện axeprocemin (chất an thần) có hàm lượng rất cao (0,47-0,51mg/lít).

Kiểm tra 140 mẫu nước tiểu lấy từ 21 lô heo trong cơ sở, và các mẫu thuốc vỏ chai truyền nước biển đang được chích vào heo, kết quả có 13 trong tổng số 21 lô hàng này dương tính với hoạt chất an thần, với tổng số heo vi phạm là 3.750 con.

Kết quả không phát hiện ra các chất cấm (chất tạo nạc, tăng trọng) tồn dư.

Loại thuốc an thần mà các đối tượng sử dụng là Acepromazine, mục đích làm cho heo ngủ li bì, không đi tiểu để hạn chế hao hụt trọng lượng và gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi kiểm tra chất cấm trước khi giết mổ.

Ngoài ra, thuốc này còn làm màu sắc thịt đẹp hơn để lừa dối người tiêu dùng hoặc làm con vật không kêu, không giãy giụa, giảm đau đớn để thương lái dễ dàng vận chuyển và thực hiện hành vi bơm nước vào heo.

Đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết, nếu việc này không bị phát hiện, thuốc chưa bài thải hết gây tồn dư trong thịt khi bán ra thị trường sẽ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng như: làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh về thận, thần kinh, gây đãng trí, trầm uất, run tay chân…

Ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, trước đây các đối tượng làm ăn gian dối thường sử dụng loại thuốc an thần sản xuất trong nước để chích vào heo, tuy nhiên loại thuốc này có thời gian đào thải dài (5-7 ngày) nên khi bị cơ quan chức năng phát hiện bị buộc phải lưu giữ 5-7 ngày mới được đem đi giết mổ.

Nhưng gần đây, những đối tượng đã chuyển qua sử dụng thuốc nhập ngoại (thường là từ Bỉ) để chích cho heo vì thời gian đào thải ngắn hơn, chỉ có 24 tiếng.

Giải thích về vai trò của thú y dù có rất nhiều vòng giám sát (từ cửa ngõ ra vào thành phố, nhập heo về cơ sở giết mổ…) mà lại không phát hiện ra một lượng heo lớn bị chích an thần. Ông Phát cho biết, tại cơ sở giết mổ Xuyên Á, có khoảng 17 cán bộ Thú y thay phiên nhau kiểm soát heo. Tuy nhiên, do diện tích cơ sở này quá rộng, lực lượng thú y chưa thể bao quát được hết. Nhiều đối tượng chích an thần cho heo lợi dụng lúc các cán bộ còn bận kiểm soát nguồn heo nhập vào cơ sở đã tổ chức chích thuốc.

“Họ cắt cử cả người cảnh giới, báo động bằng cách gõ vào thành sắt khi có lượng lượng thú y kiểm tra…”, ông Phát nói.

Đối với những con heo và chủ hàng vi phạm, theo đoàn thanh tra, 13 chủ hàng bị phạt hành chính ở mức từ 30-35 triệu đồng. Những con heo thuộc lô cho kết quả dương tính với chất an thần sẽ được lưu giữ trong 24 giờ, sau đó cán bộ thú y sẽ lấy mẫu nước tiểu đi xét nghiệm, nếu kết quả vẫn còn tồn dư sẽ tiếp tục lưu giữ. Trong trường hợp không phát hiện sẽ được phép đem giết mổ bán ra thị trường.

Trả lời về việc xử phạt này liệu có đủ sức răn đe? Và nếu chỉ xét nghiệm nước tiểu thì nguy cơ tồn dư chất an thần trong thịt rất lớn và người tiêu dùng ăn phải sẽ nguy hại đến sức khỏe? Cơ quan chức năng cho biết, hình thức xử phạt này theo đúng pháp luật, theo quy định của pháp lệnh thú y.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, hiện thanh tra mới chỉ thực hiện kiểm tra nhanh chất acepromazine trong nước tiểu để xử lý, chứ chưa kiểm nghiệm loại chất này có tồn dư trong thịt bán ngoài chợ hay trong siêu thị hay không.

Tuy nhiên tới đây, Thanh tra có thể kiến nghị với Bộ và Chính phủ tăng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe. “Trước câu hỏi, liệu có đề nghị tiêu hủy toàn bộ heo bị phát hiện nhiễm thuốc an thần ngay khi phát hiện hay không?”, ông Dũng cho biết sẽ nghiên cứu trước khi kiến nghị.

THƯ HÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement