Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hàng loạt ngân hàng đang "mở cờ trong bụng"

Tài chính

18/01/2017 02:30

Ngay từ đầu năm, hàng loạt tín hiệu vui đã dồn dập đến với ngành ngân hàng và theo các chuyên gia những động lực này sẽ hỗ trợ cổ phiếu ngân hàng 6 tháng đầu năm nay.

Ngân hàng sẽ được nới “room” sớm nhất trong năm nay, đây là thông điệp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 13/1. Mặc dù không đưa ra tỷ lệ sở hữu mới, nhưng Thủ tướng cho biết sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và mở rộng cánh cửa vào thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai gần.

Theo các chuyên gia phân tích, động thái trên được đánh giá là một bước tiến quan trọng, góp phần thu hút thêm đầu tư, củng cố hệ thống tài chính, vốn đang ở trạng thái yếu kém do sự gia tăng nợ xấu tại các doanh nghiệp nhà nước.

Việc nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của khối ngoại ở các ngân hàng là cần thiết vì các ngân hàng cần thu hút vốn ngoại do nguồn lực vốn trong nước và phương án tăng vốn khá hạn chế.

Sự tái khẳng định của Thủ tướng đã khiến cổ phiếu ngân hàng tăng điểm mạnh mẽ trong ngày hôm qua.

"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không cho biết rõ mức trần mới, nhưng nếu tỷ lệ sở hữu tối đa của khối ngoại được nới trong ngành ngân hàng,CTG,ACBvàMBBsẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi này", chuyên viên phân tích của CTCK VCSC dự đoán.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết Chính phủ có thể bán cổ phần tại các ngân hàng đang gặp khó khăn nếu có nhà đầu tư nước ngoài nào tỏ ý quan tâm. Trong đó, Thủ tướng đã đề cập đến trường hợp của OceanBank. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại OceanBank vào năm 2015 nhưng ngân hàng này vẫn tiếp tục hoạt động yếu kém.

Ngoài ra, NHNN vừa qua đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, giảm từ mức 9% hiện tại xuống mức 8%. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, tuy nhiên, các ngân hàng có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn trước thời hạn này có thể gửi văn bản đăng ký áp dụng trước.

Đây được cho là động thái của NHNN để mở đường cho việc áp dụng chuẩn Basel II vào hệ thống các ngân hàng, bởi theo quy định của chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Theo một báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống năm nay ước tính là 11,3%. Toàn hệ thống có 4/92 NHTM có tỷ lệ CAR dưới 9% và 10/118 TCTD âm vốn tự có.

Nếu loại trừ các TCTD bị âm vốn tự có thì CAR của toàn hệ thống là 12,6%. Tuy nhiên, nếu áp dụng chuẩn an toàn vốn theo Basel II tại 10 TCTD thí điểm cho thấy hệ số CAR giảm mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro tăng. Song dù hệ số CAR được giảm nhưng thực tế các ngân hàng không dễ để đáp ứng được yêu cầu.

Có thể thấy, ngay từ đầu năm, hàng loạt tín hiệu vui đã dồn dập đến với ngành ngân hàng như lợi nhuận có phần khởi sắc hơn trong năm qua sẽ là tiền đề thuận lợi cho các ngân hàng xử lý nợ xấu và hé mở cơ hội giảm lãi suất. Việc nhiều ngân hàng niêm yết trong năm tới được xem là tích cực bởi sẽ giúp minh bạch hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

Đồng thời, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết trong năm nay, việc tái cơ cấu ngân hàng sẽ phải thực hiện quyết liệt hơn, đặc biệt cần có khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng.

Trên thực tế, đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đồng nghĩa rằng trong một số trường hợp Chính phủ sẽ phải cho phép các ngân hàng nước ngoài trở thành cổ đông lớn. Do đó, việc nới room, sáp nhập và tái cấu trúc ngành ngân hàng là những câu chuyện thực sự của năm nay - cùng với sự tăng trưởng lợi nhuận.

"Trong năm nay ngành ngân hàng cũng sẽ được hỗ trợ bởi những chủ đề khác như vấn đề nới room, các thương vụ sáp nhập tiềm năng và quá trình tái cấu trúc chung của ngành và những động lực này sẽ hỗ trợ cổ phiếu ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay", HSC nhận định.

Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng trong năm nay, nhiều ngân hàng sẽ tiến hành tái cấu trúc. Trong vòng M&A trước, người mua là các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, nguồn lực này gần như đã cạn kiệt và hiện chỉ còn rất ít ngân hàng trong nước còn khả năng thực hiện các thương vụ sáp nhập khác.

Theo KIM TIỀN (Trí thức trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement