11/08/2020 14:45
Hàng hóa Hồng Kông xuất sang Mỹ sẽ phải gắn nhãn 'Made in China'
Theo một dự thảo thông báo mới đây của chính quyền Mỹ cho biết hàng hóa Hồng Kông xuất khẩu sang Mỹ phải được gắn lại nhãn 'Made in China' sau ngày 25/9.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), bước đi này là hệ quả từ việc ngưng áp dụng Đạo luật chính sách Hồng Kông năm 1992 và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng sắc lệnh về “Bình thường hóa Hồng Kông”, sẽ khiến các công ty Hồng Kông phải chịu mức thuế tương tự trong chiến tranh thương mại đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc đại lục, nếu họ sản xuất các sản phẩm phải chịu những thuế này.
Theo thông báo được công bố trên Văn phòng đăng ký Liên bang Mỹ hôm 11/8, 45 ngày sau ngày công bố, hàng hóa Hồng Kông sẽ phải gắn nhãn để cho thấy chúng được làm tại Trung Quốc.
Quyết định này xuất phát từ việc "Hồng Kông không còn đủ tự chủ để biện minh cho sự đối xử khác biệt trong mối quan hệ với Trung Quốc". Động thái mới của Mỹ được cho là sẽ giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế đang gặp khó khăn của Hong Kong. Hàng hóa nếu không tuân thủ quy định mới sẽ phải đối mặt với mức thuế trừng phạt 10% tại các cảng của Mỹ.
Hàng hóa Hong Kong xuất sang Mỹ sẽ phải gắn mác "Made in China" từ 25/9. Ảnh: Shutterstock. |
Hồng Kông có thâm hụt thương mại với Mỹ cao hơn so với bất kỳ nền kinh tế nào khác, mặc dù con số này đã giảm 16% vào năm ngoái, xuống còn 26 tỷ USD. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, xuất khẩu của Hồng Kông sang Mỹ đã giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Hàng nội địa Hồng Kông xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2019 là khoảng 471 triệu USD, tương đương 0,1% tổng hàng hóa xuất khẩu từ nơi này sang Mỹ, theo Hội đồng Thương mại và Phát triển Hồng Kông.
Trong đó, 48,5% hàng sản xuất trong nước của Hồng Kông xuất khẩu sang Mỹ về giá trị trong nửa đầu năm là đồ trang sức. Ngành có giá trị thứ hai là các sản phẩm ăn được, chiếm 10,7% tổng lượng hàng xuất đi trong nước.
Theo cơ chế thuế quan hiện tại, đồ trang sức phải chịu mức thuế 7,5% khi xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc - mức thuế đã giảm một nửa so với mức 15% khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào tháng 1/2020.
John Marrett, nhà phân tích hàng đầu của Hồng Kông tại Economist Intelligence Unit, nhận định “trong một kế hoạch tổng thể, điều này rõ ràng không tốt. Tuy nhiên, nó không quá nhiều ý nghĩa vì nhìn chung giá trị khá hẹp".
Sự thay đổi của chính sách của Washington sẽ khiến Hồng Kông thêm chật vật, nền kinh tế của đặc khu này bị thu hẹp 9% trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Vào lúc này, phần lớn cộng đồng doanh nghiệp Hồng Kông đang chờ đợi bình thường mới sau đại dịch COVID-19, bởi tác động từ việc giản cách xã hội cũng với tình hình chính trị xã hội đã gây áp lực lên nên kinh tế ngày càng lớn.
Theo SCMP, hiện tại, Mỹ đang áp mức thuế quan riêng với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Việc bổ sung hàng hóa sản xuất tại Hồng Kông sẽ mở rộng điều này mặc dù không đáng kể.
Advertisement
Advertisement