Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hãng hàng không lớn thứ 2 Hàn Quốc kiệt quệ giữa dịch COVID-19, bán mình với giá 1,6 tỷ USD

Doanh nghiệp

17/11/2020 07:56

Korean Air cho biết vào hôm 16/11, họ sẽ mua lại đối thủ nhỏ hơn là Asiana Airlines với giá 1,6 tỷ USD, để ổn định ngành hàng không Hàn Quốc.

Thương vụ mua bán giữa hai hãng hàng không lớn nhất của Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh các hãng hàng không trên thế giới phải vật lộn với nhu cầu thấp, và số máy bay được phép cất cánh giảm đáng kể, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Korean Air cho biết trong một tuyên bố: “Lý do chính đằng sau quyết định mua lại Asiana Airlines của Korean Air vào thời điểm này, là để ổn định ngành hàng không Hàn Quốc, vốn đang phải hứng chịu hậu quả từ đại dịch COVID-19".

Một khi Korean Air hoàn tất việc mua lại Asiana Airlines, hãng hàng không này dự kiến ​​sẽ được xếp hạng là một trong 10 hãng hàng không hàng đầu thế giới.

Asiana từ lâu đã gặp khó khăn bởi các vấn đề tài chính, khiến công ty mẹ Kumho Industrial phải bán 31% cổ phần vào năm ngoái. Ảnh: AirlineGeeks
Asiana từ lâu đã gặp khó khăn bởi các vấn đề tài chính, khiến công ty mẹ Kumho Industrial phải bán 31% cổ phần vào năm ngoái. Ảnh: AirlineGeeks

Korean Air cũng tiết lộ, họ sẽ trả 1.800 tỷ won (khoảng 1,6 tỷ USD) cho Asiana, sử dụng tiền mặt từ đợt phát hành quyền 2.500 tỷ won vào đầu năm tới. Thỏa thuận này cũng bao gồm các chi nhánh của Asiana, các hãng hàng không giá rẻ Air Seoul và Air Busan.

“Nếu COVID-19 kéo dài, tình hình tài chính của Korean Air cũng có thể bị đe dọa, nhưng việc tái cấu trúc thị trường hàng không nội địa để nâng cao khả năng cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi”, Korean Air nói thêm.

Trước đó, Asiana đã gặp khó khăn bởi các vấn đề tài chính, khiến công ty mẹ Kumho Industrial phải bán 31% cổ phần vào năm ngoái do chịu áp lực từ các chủ nợ. Trong 6tháng đầu năm nay, Asiana báo cáo khoản lỗ hoạt động là 268 tỷ won, nợ tăng lên 11,5 nghìn tỷ won.

Korean Air và công ty mẹ Hanjin Group kỳ vọng việc mua lại Asiana sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu.

Họ cho biết trong một tuyên bố: “Nhìn chung, các quốc gia có dân số dưới 100 triệu người đều có một nhà cung cấp dịch vụ đầy đủ duy nhất. Nhưng Hàn Quốc có đến hai hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ. Điều này gây ra bất lợi cạnh tranh so với các nước như Đức, Pháp và Singapore, khi chỉ có một hãng hàng không lớn”.

Korean Air và công ty mẹ Hanjin Group kỳ vọng việc mua lại Asiana sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu. Ảnh: TTXVN
Korean Air và công ty mẹ Hanjin Group kỳ vọng việc mua lại Asiana sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu. Ảnh: TTXVN

Do đó, thỏa thuận Asiana sẽ “mang lại cho hãng hàng không khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không lớn trên toàn cầu”.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cũng đưa tin, Bộ Giao thông vận tải nước này và các chủ nợ của Asiana, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc do nhà nước điều hành, coi thỏa thuận này là "không thể tránh khỏi", để ngăn chặn những thiệt hại lớn hơn trong đại dịch.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement