Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hãng bay khát khao được 'trở lại với bầu trời'

Doanh nghiệp

18/09/2021 21:02

Việc sớm nối lại đường bay nội địa sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế cho các địa phương đã kiểm soát được COVID-19.

Thận trọng mở lại bầu trời

“Chúng tôi đã nhận được Dự thảo Kế hoạch phục hồi hoạt động vận tải thích ứng an toàn với tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19 chuyên ngành hàng không, do Cục Hàng không Việt Nam đề xuất. Trên cơ sở ý kiến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19; Bộ Y tế, chính quyền các địa phương có các đường bay nội địa đi đến, Vụ Vận tải sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đưa ra quyết định cuối cùng”, một lãnh đạo Vụ Vận tải cho biết.

Vào đầu tuần này, Cục Hàng không Việt Nam đã có công văn gửi Bộ GTVT Dự thảo Kế hoạch phục hồi hoạt động vận tải hàng không thường lệ trong phạm vi nội địa thích ứng an toàn với tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

“Do tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực châu Á và trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, kế hoạch phục hồi hoạt động vận tải hàng không quốc tế thường lệ sẽ được Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và báo cáo sớm”, ông Võ Huy Cường, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

media.baodautu.vn-images-chicuong-2021-09-16-_10(1).jpg
COVID-19 bùng phát lần thứ tư khiến hoạt động hàng không gần như bị “đóng băng”. Ảnh: Đức Thanh

Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tuần qua, một kế hoạch tái khởi động việc mở lại các đường bay chở khách thường lệ trong phạm vi nội địa được Cục Hàng không Việt Nam trình lên cấp có thẩm quyền, trong đó dự thảo được trình hôm 13/9 được đánh giá là “thiên về hướng an toàn” hơn nhiều so với phương án trước đó.

Theo đó, việc mở lại toàn bộ các đường bay nội địa kết nối các cảng hàng không, sân bay, bãi đáp thủy phi cơ của Việt Nam sẽ được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn I dự kiến áp dụng thí điểm 2 tuần sau khi kế hoạch được ban hành, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng bay không được vượt quá 50% so với thời điểm tuần đầu tiên tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.

Trong giai đoạn I, hành khách được phép bay chỉ bao gồm khách công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19 và hành khách có văn bản đồng ý di chuyển/tiếp nhận của các địa phương đi và đến; khách có giấy chứng nhận hoàn thành cách ly và được cơ sở cách ly vận chuyển thẳng bằng xe chuyên dụng từ cơ sở cách ly đến sân bay xuất phát; hoặc có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát.

Hiện nhu cầu đi lại của người dân vẫn rất lớn, đặc biệt trên trục Hà Nội - TP.HCM, bởi thế các hãng hàng không mong được bay với tần suất càng nhiều càng tố

Giai đoạn II áp dụng 2 tuần tiếp theo giai đoạn I, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không được điều chỉnh thêm 20% so với giai đoạn I, nhưng không được vượt quá 70% so với thời điểm tuần đầu tiên tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.

Ngoài các hành khách thuộc đối tượng được phép bay trong giai đoạn I, Cục Hàng không Việt Nam mở thêm cho các hành khách có xác nhận lưu trú tại khu vực không áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tối thiểu 14 ngày trước khi  di chuyển.

Giai đoạn III áp dụng tiếp theo giai đoạn II (nếu không có thông báo khác của Cục Hàng không Việt Nam), tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không được yêu cầu không vượt quá so với thời điểm tuần đầu tiên tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và được khai thác theo nhu cầu hãng hàng không khi toàn bộ các địa phương tại Việt Nam dỡ bỏ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Trong giai đoạn này không hạn chế về đối tượng hành khách được vận chuyển.

Trong cả 3 giai đoạn, hành khách phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Đối với người điều khiển phương tiện (tổ bay) và nhân viên hàng không khác tham gia dây chuyền phục vụ chuyến bay trong cả 3 giai đoạn, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng chỉ được tham gia chuỗi khai thác khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: phải tiêm tối thiểu 1 mũi vắc-xin phòng COVID-19; tổ bay có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi thực hiện chuyến bay; tổ bay đảm bảo duy trì năng định theo quy định về khai thác bay.

Để chuẩn bị cho việc mở lại thị trường, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát nguồn lực (tàu bay, tổ bay, năng lực bảo dưỡng, sửa chữa…) đảm bảo tổ chức thực hiện các đường bay theo kế hoạch.

“Các hãng được phép tổ chức mở bán, khai thác các đường bay nội địa với các yêu cầu, điều kiện nêu trên, trên cơ sở slot được Cục Hàng không Việt Nam xác nhận và chỉ được mở bán trong giai đoạn I các chuyến bay có ngày khởi hành trong vòng 2 tuần kể từ ngày kế hoạch được Bộ GTVT ban hành”, Cục Hàng không Việt Nam nêu điều kiện.

Bình thường mới trong hàng không

Cần phải nói thêm rằng, việc mở lại các đường bay nội địa không chỉ giúp duy trì hoạt động vận chuyển hàng không nội địa, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế cho các địa phương đã kiểm soát tốt dịch COVID-19.

Do hầu hết các địa phương có sân bay đang khai thác phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nên hoạt động hàng không gần như bị đóng băng.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam chỉ vận chuyển được 11.000 lượt khách trong tháng 8/2021, giảm 99% so với tháng 8/2020. Trong đó, có 2.000 khách quốc tế (giảm gần 90% so với tháng 8/2020) và 9.000 khách nội địa (giảm hơn 99% so với tháng 8/2020).

Hiện Cục Hàng không Việt Nam đang dừng tối đa các đường bay nội địa chở khách thường lệ (chỉ còn giao Vietnam Airlines khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM với tần suất 2 chuyến/ngày, nhưng do khó khăn trong việc tổ chức cách ly tại 2 thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nên Hãng không thể thực hiện việc khai thác đường bay này).

Đến giữa tháng 9/2021, hoạt động vận chuyển hàng không nội địa chỉ còn các chuyến bay chở hàng hóa và các chuyến bay kết hợp chở hành khách với đối tượng là công vụ, lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 và các trường hợp có văn bản đồng ý di biến động của các địa phương liên quan như chuyên chở công dân từ các tỉnh phía Nam về địa phương, công dân di chuyển giữa hai địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Điều này khiến các hãng hàng không gần như không có bất cứ đồng doanh thu nào liên quan đến vận tải hành khách nội địa trong suốt 2 tháng qua.

Ông Đinh Việt Phương, CEO Vietjet cho biết, tất cả các hãng bay trong nước rất mong ngóng được “trở lại với bầu trời” với tần suất bay càng nhiều càng tốt.

“Kế hoạch của Cục Hàng không Việt Nam là mở một chút để hàng không hoạt động, trong chừng mực nào đó tạo điều kiện đi lại của người dân thuận tiện hơn. Hiện nhu cầu đi lại của người dân vẫn rất lớn, đặc biệt trên trục Hà Nội - TP.HCM. Nhiều hành khách sẵn sàng trả chi phí cho việc cách ly cũng như các chi phí khác, nhưng việc đi lại rõ ràng rất khó khăn”, ông Phương nói.

Liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh, theo ông Phương, việc Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu nhân viên hàng không phải tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin mới được thực hiện chuyến bay, nhân viên mặt đất phải tiêm ít nhất một mũi, thường xuyên xét nghiệm COVID-19 là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả nhân viên hãng hàng không và hành khách.

“Thời gian tới, cần tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ trong phòng dịch để có thể nhận dạng được các biện pháp an toàn, đánh giá hành khách cũng như quản lý, giám sát được việc đi lại, dịch chuyển của người dân. Có như vậy mới có thể tạo môi trường bình thường mới trong lĩnh vực hàng không để cùng sống chung với dịch”, ông Đinh Việt Phương nêu ý kiến.

ĐÚC THANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement