10/09/2018 14:36
Hàn Quốc loay hoay tìm vaccine sau khi dịch Hội chứng hô hấp Trung Đông tái bùng phát
Ngày 10/9, Hàn Quốc thông báo nước này hiện không có vaccine hoặc giải pháp điều trị cho những người mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS - CoV).
Theo các quan chức ngành dược, các hãng dược phẩm lớn như Ilyang Pharmaceutical Co. và Gene One Life Science Inc., đang trong giai đoạn nghiên cứu và chế tạo các loại vaccine đặc hiệu, có khả năng phòng ngừa chủng virus có nguy cơ tử vong cao, vừa xuất hiện trở lại sau đợt dịch bùng phát cách đây 3 năm.
Hàn Quốc loay hoay tìm vaccine sau khi dịch Hội chứng hô hấp Trung Đông tái bùng phát. |
Năm 2016, một phương pháp điều trị thử nghiệm MERS của hãng dược phẩm Ilyang Pharmaceutical Co đã được chọn làm dự án nghiên cứu được chính phủ hỗ trợ, song tiến trình này hiện vẫn đang ở giai đoạn ban đầu và hiện chưa có thông tin cụ thể.
Ngày 8/9, một người đàn ông Hàn Quốc 61 tuổi được phát hiện nhiễm virus MERS - CoV sau chuyến công tác dài ngày tới Kuwait. Đây là ca bệnh đầu tiên ở Hàn Quốc sau đợt dịch bùng phát hồi tháng 7/2015 khiến 38 người thiệt mạng. Các cơ quan chức năng Hàn Quốc đang tiến hành rà soát, theo dõi và cách ly những người có tiếp xúc với bệnh nhân.
Hiện số người tiếp xúc với bệnh nhân này được khoanh vùng trong 440 người, trong đó số đối tượng được cho là có tiếp xúc gần gũi cần phải giám sát tích cực là 22 người.
MERS-CoV là bệnh nhiễm trùng phổi do virus coronavirus gây ra. Bệnh lần đầu tiên xuất hiện tại Saudi Arabia vào năm 2012, lây nhiễm hơn 1.600 trường hợp với 36% tỷ lệ tử vong.
Tương tự như SARS (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp), MERS-CoV không có vaccine phòng ngừa. Virus nguy hiểm này có thể lây từ động vật sang người hoặc giữa người với người do tiếp xúc.
Những điều cần biết về Hội chứng hô hấp Trung Đông - MERS-CoV MERS-CoV là gì? Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” (MERS-CoV). Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp phía trên. MERS đã được báo cáo lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia. Các triệu chứng của MERS-CoV Những người bị nhiễm MERS-CoV phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS được xác nhận đã dẫn đến tử vong. Một số trường hợp đã được báo cáo là nhẹ. MERS-CoV có lan truyền từ người này sang người khác không? MERS-CoV đã được cho thấy là lan truyền giữa những người tiếp xúc gần gũi. Những người này gồm bất cứ ai chăm sóc cho người bệnh (gồm nhân viên y tế và thành viên trong gia đình) và bất cứ ai ở cùng chỗ với người đang bị bệnh (thí dụ, sống chung, đến thăm).MERS-CoV có lan truyền từ người này sang người kia hay không? Nguồn gây ra MERS-CoV là gì? Vẫn chưa biết chắc MERS-CoV phát nguồn từ đầu, nhưng rất có thể là từ thú vật. MERS-CoV đã được phát hiện nơi lạc đà và một con dơi ở Bán đảo Ả Rập. Cần có thêm thông tin để nhận biết vai trò của lạc đà, dơi, và các thú vật khác có thể có trong việc làm lan truyền MERS-CoV. Có thuốc chủng ngừa không? Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa cho MERS. Điều trị như thế nào? Không có phương pháp điều trị cụ tthể nào cho các căn bệnh do MERS-CoV gây ra. Chăm sóc y tế là hỗ trợ và giúp làm giảm triệu chứng.Cách ngăn ngừa bệnh MERS-CoV - Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước trong 20 giây. Nếu không có sẵn xà bông và nước, hãy dùng thuốc rửa tay có chất cồn. - Che mũi và miệng lại bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn này vào sọt rác. Nếu bạn không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào cánh tay trên của mình. - Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch. Tránh tiếp xúc gần gũi (hôn, dùng chung ly tách, hoặc dùng chung đồ dùng ăn uống, v.v.) với người bệnh. - Chùi sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt chạm vào, và tay nắm cửa ra vào. - Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, đặc biệt là lạc đà và voi. - Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc để có được sức khỏe tốt nhất. - Tránh tiếp xúc với người bệnh nếu bạn có những dấu hiệu bệnh liên quan đến hô hấp, hãy ở nhà, mang khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh. - Nếu bạn tiếp xúc với người bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Hoãn các chuyến đi nước ngoài cho đến khi có kết quả chính thức. |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp