Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hàn Quốc: Lạm phát khiến nhiều người không thể mua được các mặt hàng thực phẩm cơ bản

Kinh tế thế giới

08/05/2024 09:27

Lạm phát kéo dài nhiều tháng đã bắt đầu tác động đến những mặt hàng thực phẩm có giá cả phải chăng nhất của đất nước.

Giá gimbap (cơm cuộn rong biển), hamburger, cà phê và thậm chí cả các món ăn kèm - những món ăn phổ biến mà mọi người có thể thưởng thức mà không tốn nhiều tiền đang tăng lên. Tác động lạm phát là rất lớn và vẫn chưa rõ việc tăng giá sẽ tiếp tục trong bao lâu.

Một số chuỗi cửa hàng gimbap, mì ăn liền, đồ ăn nhanh và các món ăn bình dân khác nổi tiếng nhất đất nước đã tăng giá các mặt hàng bữa ăn phổ biến của họ.

Ví dụ: TeacherKim đã tăng giá gimbap từ 4.300 won lên 4.500 won. Gimgane đã tăng giá hai món trong thực đơn gimbap phổ biến của mình, từ 3.900 won lên 4.500 won và từ 4.900 won lên 5.500 won.

McDonald's, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng nhất ở đây, đã gây chú ý vào đầu tháng này khi tuyên bố sẽ tăng giá 16 sản phẩm lên 2,8%. Giá một phần Big Mac tăng từ 6.900 won lên 7.200 won và bánh mì kẹp thịt McSpicy Thượng Hải từ 6.900 won lên 7.100 won. 

Hàn Quốc: Lạm phát khiến nhiều người không thể mua được các mặt hàng thực phẩm cơ bản- Ảnh 1.

Người dân đi ngang qua bảng thực đơn của một nhà hàng trên đường phố ở Myeong-dong, Seoul, ngày 3/4. Ảnh: Yonhap

Giá các loại bánh mì kẹp thịt khác cũng tăng từ 200 won lên 400 won. Thương hiệu này cũng đã tăng giá vào tháng 11 năm ngoái.

Các chuỗi cửa hàng gà rán, lựa chọn hàng đầu của cả nước về mua mang về hoặc giao hàng, đã tăng giá mạnh hơn. Goobne đã tăng giá 9 sản phẩm lên 1.900 won và Popeyes lên tới 800 won. 

Kyochon F&B đã tăng giá thực đơn gà đặc trưng của mình từ 20.000 won lên 23.000 won. Bao gồm cả phí giao hàng, đặt mua một con gà nguyên con hiện nay có giá gần 30.000 won đối với hầu hết các nhà cung cấp gà rán địa phương.

Theo Thống kê Hàn Quốc, hôm 7/5, giá của 39 mặt hàng thực phẩm phổ biến nhất ở nước này – bao gồm tteokbokki, bibimbap, gimbap và hamburger đã tăng trung bình 3% trong tháng trước.

Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc hôm 6/5 báo cáo rằng 8 mặt hàng thực phẩm được yêu thích nhất mọi thời đại ở Seoul đã tăng giá tới 7% trong tháng 3 so với cùng tháng năm ngoái.

Naengmyeon (mì lạnh), một trong những mặt hàng thực phẩm có giá tăng nhiều nhất, tăng 7,2% và một tô hiện có giá trung bình 11.500 won. Các nhà hàng cao cấp ở Seoul đã tăng giá naengmyeon thêm 1.000-2.000 won lên 15.000-16.000 won mỗi tô.

Hàn Quốc: Lạm phát khiến nhiều người không thể mua được các mặt hàng thực phẩm cơ bản- Ảnh 2.

Một chồng gimbap mini, hay còn gọi là cơm cuộn rong biển, được trưng bày tại một khu chợ trong bức ảnh không ghi ngày tháng này. Lạm phát kéo dài đã buộc các nhà hàng địa phương ở đây bán các món ăn truyền thống có giá phải chăng, như gimbap, phải tăng giá. Ảnh: Korea Times

Bà Park Sung-joo, 41 tuổi, một bà nội trợ có ba con nhỏ, cho biết gia đình cô từng ăn gà rán và các đồ ăn nhanh khác nhưng giờ đây chúng đã trở nên quá đắt đỏ.

"Gà rán hoặc pizza từng là lựa chọn yêu thích của chúng tôi trong bữa ăn khi chúng có giá khoảng 20.000 won. Giờ đây, giá đã lên tới 30.000 won đến 40.000 won và chúng tôi không đủ khả năng chi trả nữa", bà nói.

Park cho biết hiện bà nấu ăn thường xuyên hơn thay vì đi ăn ngoài hoặc giao đồ ăn.

Tuy nhiên, việc mua sắm hàng tạp hóa đã trở nên đắt đỏ hơn trước. Sau sự tăng mạnh về giá trái cây và các sản phẩm nông nghiệp khác vào đầu năm nay, bao gồm cả giá táo tăng hơn 80% - giá của các mặt hàng khác cũng tăng đều đặn.

Do giá ca cao tăng, Lotte Wellfood đã tăng giá 17 sản phẩm bánh kẹo và kem lên 12%. Ngoài ra, giá rong biển tăng đã khiến Sung Gyung Food tăng giá bán lẻ các sản phẩm rong biển khô lên 10% vào tháng trước. Kwangcheonkim cũng tăng giá sản phẩm thêm 15-20%.

Các quan chức của công ty thực phẩm cho biết giá dầu không ổn định và đồng won Hàn Quốc yếu so với đồng đô la Mỹ đã khiến các nhà sản xuất thực phẩm địa phương bị ảnh hưởng bởi chi phí nguyên liệu, tiền lương và hậu cần tăng cao, buộc họ phải tăng giá sản phẩm.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement