Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hạn mặn bao vây đồng bằng sông Cửu Long

Chính sách - Hạ tầng

18/02/2020 15:56

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định đến ngày 16/2 nước mặn xâm nhập sâu hơn cùng kỳ trận hạn mặn lịch sử năm 2016, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân.

Nguồn tin từ SGGP, ngày 17/2, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) thông tin về tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, tăng cao theo các đợt triều cường. Đây được xem là kỳ hạn mặn lịch sử năm 2016.

Cống ngăn mặn tại huyện Long Phú, Sóc Trăng đã đóng kín từ trước Tết Nguyên đán.
Cống ngăn mặn tại huyện Long Phú, Sóc Trăng đã đóng kín từ trước Tết Nguyên đán.

Theo TTXVN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với năm 2015 (năm hạn mặn lịch sử gây thiệt hại lớn cho ĐBSCL), ở mức gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Đáng chú ý, mùa mưa 2019 trên lưu vực sông Mê Công xuất hiện muộn so với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy năm ở mức thấp. Dòng chảy về ĐBSCL từ đầu mùa khô đến nay giảm nhanh, hiện đang ở mức rất thấp so với trung bình nhiều năm.

Độ mặn tại một số địa phương đã lên mức báo động, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2019 và đầu năm 2020. Trên các sông Rạch Cát, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tra độ mặn ở mức từ 0,8 đến 20g/l. Dự kiến mặn xâm nhập sâu trên 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây từ 95km đến 100km, sâu hơn cùng kỳ 2016 từ 4km đến 6km.

Hiện tại, xâm nhập mặn gây thiệt hại hơn 29.700ha lúa vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 (vụ mùa 16.000ha, đông xuân 13.700ha), bằng 7,3% so tổng thiệt hại do hạn mặn năm 2015-2016. 

Xâm nhập mặn gây thiệt hại  vụ lúa đông xuân 2019-2020 . Ảnh: báo Long An
Xâm nhập mặn gây thiệt hại vụ lúa đông xuân 2019-2020. Ảnh: báo Long An

Theo đó, nguồn tin từ báo Nhân Dân, vụ đông xuân 2019-2020, nông dân Long An đã gieo sạ trên 226 nghìn ha. Qua thống kê của ngành nông nghiệp, hạn, mặn đang làm cho 13 nghìn ha lúa đông xuân, hơn 11 nghìn ha rau màu, cây ăn trái thiếu nước sản xuất nghiêm trọng. Ngoài ra, trên địa bàn hiện có khoảng gần 8.000 hộ dân ở huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) bị thiếu nước sinh hoạt.

Để giúp người dân tạm thời vượt qua hạn mặn, tỉnh Sóc Trăng đã khoan 30 giếng nước ngầm với tổng sản lượng 30.000 m3, có thể giúp 26.000 người cầm cự qua mùa khắc nghiệt.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp kiểm tra, rà soát, khoanh vùng khô hạn, thiếu nước do xâm nhập mặn để nạo vét, đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến tại các kênh và cống đầu mối để bơm nước ngọt từ các sông chính lên hệ thống này cho bà con bơm vào ruộng.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành đã thu hoạch lúa đông xuân 2019-2020 xong không nên xuống giống vụ hè thu ngay, chỉ xuống giống khi xâm nhập mặn giảm, nguồn nước bảo đảm cung cấp cho lúa, rau màu...

Nhiều nông dân bỏ ruộng đi làm công nhân

Trước tình hình nhiễm mặn ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông dân ở Sóc Trăng đã bỏ ruộng đi làm công nhân. Đặc biệt là những người có diện tích canh tác nhỏ từ 1ha trở xuống. Anh Thạch Sol (26 tuổi, ngụ huyện Long Phú) cho biết, với tình hình hạn mặn này anh và vợ phải đi Bình Dương làm thuê để kiếm sống, vì đã bỏ vốn liếng vào hơn 1ha lúa nhưng giờ thì mất trắng.

Không chỉ lúa bị ảnh hưởng, tình trạng ngập mặn đe dọa hàng ngàn hecta vườn cây ăn trái tại huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và huyện Châu Thành.

Nguồn tin từ VTC, Theo nhiều nhà vườn tại cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) thì đây là đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất mà họ từng thấy. Lần đầu tiên cả cù cao Ngũ Hiệp với hơn 1500 ha sầu riêng (chiếm 90% diện tích nông nghiệp của cù lao) đang “khát” nước ngọt trầm trọng.

“Sầu riêng xuất đang mất giá do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng từ mùng 7 đến nay nước mặn khiến không đủ nước tưới sầu riêng tôi càng lo hơn. Không có nước tưới lâu quá là sầu riêng rụng trái hết sau đó thì chết”, ông Nguyễn Hoài Vui (ấp Hòa Thanh, xã Ngũ Hiệp) thở dài.

Trước tình trạng ngập mặn ảnh hưởng đến vụ sầu riêng, nhiều hộ dân có vườn sầu riêng phải thuê sà lan chở nước ngọt từ phía thượng nguồn về bơm vào trữ ở ao trong vườn để tưới.

Tình hình nước mặn xâm nhập ngày càng sâu đe dọa các vườn cây sầu riêng, lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang, huyện Cai Lậy cũng tổ chức nhiều chuyến đi khảo sát, kiểm tra, tìm giải pháp ứng phó. Về lâu dài, địa phương sẽ đầu tư hệ thống cống, đập để người dân có thể trữ nước đảm bảo tưới tiêu vào mùa hạn mặn.

Anh Thạch Sol bỏ lúa đi làm công nhân.
Anh Thạch Sol bỏ lúa đi làm công nhân.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần tiếp tục tăng cường theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và ĐBSCL. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt, với phương châm không để người dân thiếu nước sinh hoạt, đối với vùng thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt phải tự cân đối từ hộ đến thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh.

Đồng thời, chủ động bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đến cấp nước sinh hoạt nông thôn; gia cố bờ bao, chủ động tích trữ nước trong các hồ, đầm, ao.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement