Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hạn chế 7 loại thực phẩm này nếu bạn không muốn mắc bệnh tim mạch

Sức khỏe

04/09/2019 13:05

Nếu bạn là người đang bị các bệnh về tim mạch thì cần lưu ý những loại thực phẩm dưới đây có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tim.

1. Thịt chế biến sẵn

Các nghiên cứu dài hạn đã cho thấy thịt chế biến là loại thực phẩm tồi tệ nhất, chủ yếu do hàm lượng cao của muối, nitrat và các chất bảo quản.

Ăn quá nhiều thực phẩm mặn này có thể dẫn đến huyết áp cao và gây ra bệnh tim, kể cả cơn đau tim. Tốt nhất, bạn nên tránh những thực phẩm được chế biến kỹ này bằng mọi giá, nhưng nếu buộc phải ăn, hãy giới hạn lượng tiêu thụ ở mức 100 - 170 gram mỗi tuần.

Hạn chế 7 loại thực phẩm này nếu bạn không muốn mắc bệnh tim mạch

Không sở hữu nhiều mỡ như phương pháp chế biến truyền thống không có nghĩa loại thực phẩm này có tác dụng tích cực với hệtim mạch. Theo Lori Zanini, người phát ngôn của Hiệp hộiDinh dưỡng và Sức khỏe tim mạch Anh, thịt xông muối sở hữu hàm lượng kiềm lớn và có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều.

2. Nước ngọt

Nước ngọt bao gồm nước ngọt có ga và các loại đồ uống có đường khác như nước ép trái cây, đồ uống thể thao và nước tăng lực.

Một nghiên cứu dài hạn được thực hiện bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã nhận thấy tiêu thụ đồ uống có đường dẫn đến bệnh béo phì và tiểu đường loại 2, cả hai yếu tố này đều góp phần gây ra bệnh tim.

  Cho dù cắt giảm dù chỉ 1 lon nước ngọt mỗi tuần, cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cho dù cắt giảm dù chỉ 1 lon nước ngọt mỗi tuần, cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặc dù để có một trái tim khỏe mạnh, nên cắt bỏ hoàn toàn các loại đồ uống có đường, nhưng lượng tối đa có thể uống là khoảng 1,5 lit mỗi tuần hoặc một ly khoảng 200 ml mỗi ngày, theo The Epoch Times.

3. Các loại ngũ cốc và carbohydrate tinh chế và chế biến

  Các loại ngũ cốc và carbs tinh chế gồm có bột mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng và ngũ cốc ít chất xơ.

Các loại ngũ cốc và carbs tinh chế gồm có bột mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng và ngũ cốc ít chất xơ.

Hãy nghĩ về điều này: các hạt tự nhiên không có màu trắng tinh, vì vậy nếu thực phẩm có màu trắng tinh, thì có nghĩa là đã qua quá trình tinh chế. Quá trình tinh chế đã loại bỏ hết phần cám và chất xơ có lợi cho cơ thể và thay đổi cấu trúc phân tử của nó thành các loại đường cực kỳ xấu cho tim và có thể dẫn đến bệnh tim hoặc thậm chí là đột quỵ, theo The Epoch Times.

Tối đa chỉ nên tiêu thụ 200 gram các loại thực phẩm này mỗi tuần. Thay vào đó, nên thay thế bằng lúa mì nguyên chất và các loại ngũ cốc nguyên cám có nhiều chất xơ.

4. Thực phẩm chiên

Hạn chế 7 loại thực phẩm này nếu bạn không muốn mắc bệnh tim mạch

Thực phẩm chiên ngập chất béo không tốt cho bạn chút nào. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán chủ yếu gây ra béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao. Chưa kể, loại chất béo này có thể chặn lưu lượng máu đến tim và não, gây ra các cục máu đông có thể dẫn đến cơn đau tim hay đột quỵ.

Thực phẩm chiên gồm khoai tây chiên, bánh rán, và gà hoặc cá chiên giòn. Bất cứ thứ gì chiên trong dầu đều không tốt cho tim. Ăn thực phẩm chiên rán thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 68%.

5. Bia rượu

Hạn chế 7 loại thực phẩm này nếu bạn không muốn mắc bệnh tim mạch

Tiêu thụ bia rượu quá mức có thể dẫn đến huyết áp cao, suy tim, đột quỵ và béo phì. Bia rượu có thể làm tăng mức chất béo trong máu, thường do việc ăn uống, dẫn đến tăng tiêu thụ calo và có khả năng gây nghiện.

Chế độ ăn bảo vệ tim nên hạn chế tiêu thụ rượu ở mức 2 phần mỗi ngày đối với nam và 1 phần mỗi ngày đối với nữ. Nên lưu ý rằng, 1 phần rượu tương đương với: khoảng 355 ml bia, hoặc 118 ml rượu vang, hoặc 44 ml rượu mạnh. Các nghiên cứu trước đây cho rằng rượu vang đỏ có thể tốt cho tim vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.

6. Hạn chế chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa

Hạn chế 7 loại thực phẩm này nếu bạn không muốn mắc bệnh tim mạch

Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa góp phần gây béo phì, cholesterol xấu và bệnh tim. Nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng gói, thực phẩm chiên, mayonaise, bơ, dầu cọ và dầu dừa. Kiểm tra trên nhãn các thành phần chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và dầu hydro hóa.

Những thực phẩm béo như vậy chỉ nên chiếm 6% trở xuống trong tổng lượng calo bạn ăn vào, theo The Epoch Times.

7. Salad chế biến sẵn

Hạn chế 7 loại thực phẩm này nếu bạn không muốn mắc bệnh tim mạch

Salad có vẻ là lựa chọn không tồi nếu bạn muốn giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa cũng như bổ sung thêm rau xanh và các chất xơ cho cơ thể. Tuy vậy, các loại salad chế biến sẵn lại mang rất nhiều nước sốt và những thành phần không mấy thân thiện cho sức khỏe.

Chuyên gia y khoa Caroline Kaufman cho biết, vấn đề mấu chốt nằm ở bao bì thành phần. Cô gợi ý nên chọn các loại salad có hàm lượng chất xơ cao, ít nhất là 5gr và ít hơn 10gr chất béo để tránh những ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement