Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hai 'nữ tướng' Việt lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020

Doanh nhân

16/09/2020 16:42

Nữ hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh và Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp là hai đại diện lọt danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 (Asia's Power Businesswomen 2020). Forbes cho rằng: “Trong khi đại dịch COVID-19 hoành hành toàn cầu đã thách thức hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, khả năng lãnh đạo cũng đang được thử nghiệm giữa thời buổi khó khăn trên”.

25 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong danh sách đã vượt qua thách thức trên và đang chứng tỏ bản lĩnh của họ trong những thời điểm khó khăn. Những người góp tên trong danh sách đại diện cho một loạt các lĩnh vực từ công nghệ sinh học, fintech đến các lĩnh vực truyền thống như bán lẻ, kho vận và luật. Mỗi người đều có thành tích thành công khi điều hành một công ty có doanh thu lớn hoặc thành lập một công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD.

25 nữ doanh nhân quyền lực nằm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, fintech, bán lẻ, kho vận,... Ảnh: Forbes
25 nữ doanh nhân quyền lực nằm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, fintech, bán lẻ, kho vận,... Ảnh: Forbes

Các đại diện năm nay đến từ nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,… Trong đó nổi bật có nhà đồng sáng lập và CEO nền tảng thiết kế miễn phí Canva, Melanie Perkins; hiệu trưởng Đại học Quản lý Singapore, Lily Kong; CEO Uniqlo Nhật Bản, Maki Akaida,…

Trong danh sách năm nay, Việt Nam có hai đại diện gồm bà Trương Thị Lệ Khanh, nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail.

bà Khanh

Về bà Trương Thị Lệ Khanh, Forbes nhận xét: “Trong 23 năm qua, bà Khanh đã xây dựng công ty niêm yết của mình trở thành công ty thủy sản lớn nhất Việt Nam theo giá trị vốn hóa thị trường”.

Năm ngoái, Vĩnh Hoàn cũng là công ty hoạt động tốt nhất trong ngành thủy sản với 50 triệu USD lợi nhuận ròng trên doanh thu 340 triệu USD. Bà Khanh đã có một thập kỷ làm việc tại các công ty nhà nước trước khi thành lập Vĩnh Hoàn vào năm 1997. Hiện nay bà có hơn 6.000 nhân viên và 6 nhà máy chế biến thuỷ sản.

Vì hầu hết doanh thu của Vĩnh Hoàn đến từ quốc tế. Bà Khanh cho biết, sự suy thoái toàn cầu trong ngành F&B sẽ khiến doanh thu giảm 20% trong năm nay. Để tìm kiếm sự tăng trưởng mới, nữ chủ tịch đặt mục tiêu mở rộng thị trường trong nước và thông qua các quan hệ đối tác ở Châu Âu.

bà Điệp

Forbes cũng dành lời có cánh cho bà Nguyễn Bạch Điệp: “Kể từ khi gia nhập FPT Retail cách đây 8 năm và trở thành Chủ tịch HĐQT năm 2017, Nguyễn Bạch Điệp đã góp phần xây dựng công ty trở thành nhà bán lẻ điện máy lớn thứ hai Việt Nam về số lượng cửa hàng, với hơn 630 cửa hàng trên toàn quốc”.

Năm 2017, doanh nghiệp này bổ sung thêm lĩnh vực bán lẻ dược phẩm với việc mua phần lớn cổ phần của chuỗi nhà thuốc Long Châu và mở rộng từ 4 cửa hàng lên khoảng 160 nhà thuốc. Để nắm bắt nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch, FPT Retail dự kiến sẽ mở thêm 60 nhà thuốc vào cuối của năm nay.

Năm 1997, bà Điệp bắt đầu làm việc tại Tập đoàn FPT, công ty mẹ của FPT Retail, sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Mở TP.HCM. Năm ngoái, bà Bạch Điệp cũng từng được vinh danh trong danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam của Forbes Việt Nam.

Tạp chí Forbes bắt đầu công bố danh sách 50 nhà lãnh đạo xuất sắc của khu vực châu Á vào năm 2012. Kể từ đó, danh sách có một số lần thay đổi tên gọi và tiêu chí như năm 2013, đổi tên thành Women In the Mix; năm 2018 là Emergent 25 và năm 2019 là Asia's Power Businesswomen. Năm ngoái, Việt Nam có 2 “bóng hồng” lọt vào danh sách này là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO hãng hàng không Vietjet và bà Trần Thị Lệ, CEO thương hiệu NutiFood.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement