Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hai cựu thứ trưởng Bộ Công an tiếp tục hầu toà cùng Vũ "nhôm"

Chính sách - Hạ tầng

10/06/2019 07:37

Hôm nay 10/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") và 4 đồng phạm ra xét xử phúc thẩm.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa phúc thẩm còn triệu tập đại diện Bộ Công an, UBND TP HCM, UBND TP Đà Nẵng và một số tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Ngoài Vũ "nhôm", các bị cáo khác đưa ra xét xử cùng là Nguyễn Hữu Bách (cựu cán bộ Tổng cục Tình báo - Tổng cục V, Bộ Công an) và Phan Hữu Tuấn (cựu trung tướng, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Riêng 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an là Bùi Văn ThànhTrần Việt Tân bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hai cựu thứ trưởng Bộ Công an tiếp tục hầu toà cùng Vũ

Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm

Trước đó, tháng 1-2019, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Vũ "nhôm" 15 năm tù, Nguyễn Hữu Bách 5 năm tù, Phan Hữu Tuấn 5 năm tù, Bùi Văn Thành 30 tháng tù và Trần Việt Tân 36 tháng tù.

Theo bản án sơ thẩm, Vũ "nhôm" được tuyển dụng vào lực lượng công an, biên chế là nhân viên tình báo của Tổng cục V, Bộ Công an từ năm 2009. Mọi hoạt động nghiệp vụ của Vũ "nhôm" chỉ do 3 người trực tiếp chỉ đạo, gồm: Nguyễn Hữu Bách (trưởng phòng, sau là phó cục trưởng), Phan Hữu Tuấn (cục trưởng, sau là phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an) và Trần Việt Tân (tổng cục trưởng Tổng cục V, sau là thứ trưởng Bộ Công an). Quá trình hoạt động nghiệp vụ của mình, Vũ "nhôm" là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, là các đơn vị mang danh nghĩa tổ chức bình phong của Bộ Công an.

Từ năm 2009 - 2016, căn cứ đề xuất của Vũ "nhôm", Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách đã duyệt, ký phát hành hoặc ký nháy trình Bộ Công an thông qua nhiều văn bản, đề nghị UBND TP HCM, Đà Nẵng cho công ty bình phong được nhận quyền sử dụng 7 khu đất công sản với tổng diện tích 6.700 m2 nhà và 26.800 m2 đất, trị giá hơn 2.500 tỉ đồng.

Bản án xác định sau khi 2 công ty bình phong được giao quyền sử dụng và tài sản tại những lô đất trên, Vũ "nhôm" đã chuyển sang đứng tên mình, người thân trong gia đình hoặc liên kết chuyển nhượng cho người khác. Mục đích này không có trong hoạt động nghiệp vụ của ngành công an mà nhằm thu lợi cá nhân, gây thiệt hại cho nhà nước nhiều tỉ đồng.

Sau phiên xét xử sơ thẩm, các bị cáo trong vụ án cũng đã làm đơn kháng cáo. Trong đó, cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành đề nghị tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét bối cảnh xảy ra vụ án và cân nhắc cho bị cáo được hưởng án treo. Bị cáo Trần Việt Tân đề nghị được xem xét, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật. Phan Văn Anh Vũ kháng cáo cho rằng không phạm tội, còn 2 bị cáo Nguyễn Hữu Bách và Phan Hữu Tuấn đề nghị được giảm nhẹ hình phạt.

Theo kháng nghị của VKSND TP Hà Nội sau xét xử sơ thẩm, kết luận tòa sơ thẩm đã xác định không đúng bản chất và trái quy định của pháp luật khi tính toán thiệt hại và quyết định áp dụng biện pháp tư pháp trong vụ án. Cụ thể, đối với thiệt hại của nhà nước tại 7 dự án bất động sản, Vũ "nhôm"cùng đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để được nhận các dự án mà không cần đấu giá và được hưởng các ưu đãi khác nhằm hưởng lợi bất chính. Do đó, việc giao các dự án này là trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước.

Đến thời điểm bị khởi tố, tại các dự án trên, Vũ "nhôm" vẫn là người trực tiếp quản lý, sử dụng và được hưởng lợi. Trong thời gian này, nhà nước đã mất đi quyền quản lý, khai thác sử dụng các tài sản công. Hành vi phạm tội của Vũ "nhôm" cùng đồng phạm không phải là chiếm đoạt mà là gây thiệt hại cho nhà nước. Theo quan điểm của VKSND, thiệt hại trong vụ án cần được tính tại thời điểm khởi tố là hơn 1.159 tỉ đồng mới phù hợp với thực tế. Trong khi đó, bản án sơ thẩm chỉ tính thiệt hại ngay tại thời điểm giao đất với số tiền hơn 135 tỉ đồng là chưa đánh giá đúng bản chất của vụ án, cũng như hậu quả mà các bị cáo gây ra cho nhà nước.

Bên cạnh đó, VKSND cũng cho rằng TAND TP Hà Nội tuyên thu hồi 7 dự án nhà, đất đã kê biên để nộp vào ngân sách nhà nước là không đúng quy định, bởi các dự án này do UBND TP Đà Nẵng và UBND TP HCM giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá trái các quy định, nên cần phải áp dụng pháp luật chuyên ngành là Luật Đất đai năm 2013 làm căn cứ để giải quyết...

Theo quan điểm của cơ quan công tố, đối chiếu các quy định tại Điều 64, Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền thu hồi đất thuộc UBND cấp tỉnh. Do đó, việc xử lý 7 dự án nhà đất công sản trên cần phải tuyên theo hướng hủy các quyết định giao đất trái pháp luật của UBND TP Đà Nẵng và UBND TP HCM. Cùng với đó, giao UBND hai TP trên thu hồi, quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ng. Hưởng

Ng. Hưởng
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement