Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hai công cụ ngăn ông Trump quay lại Nhà Trắng

Kinh tế thế giới

15/01/2021 08:42

Giới học giả cho rằng xem xét bãi nhiệm hoặc Tu chính án thứ 14 có thể truất quyền tái tranh cử của ông Trump, nhưng còn nhiều điều chưa rõ ràng.

Hạ viện Mỹ ngày 13/1 thông qua điều khoản bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump, với cáo buộc "kích động bạo loạn", khiến ông trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm hai lần.

223a7b-20200701-trump-1-7564-1610595831
Tổng thống Trump tại Nhà Trắng tháng 6/2020. Ảnh: AFP.

Hạ viện Mỹ sẽ chuyển điều khoản tới Thượng viện để tổ chức phiên tòa xem xét cáo buộc. Tuy nhiên, phiên tòa của Thượng viện nhiều khả năng chỉ được mở khi ông Trump đã trở thành cựu tổng thống, nên ít khả năng động thái của Hạ viện dẫn đến việc ông Trump bị phế truất trước khi nhiệm kỳ 4 năm của ông kết thúc ngày 20/1.

Vì vậy, phe Dân chủ có thể cố gắng sử dụng quá trình luận tội để truất tư cách tranh cử sau này của ông Trump, nhằm ngăn ông quay trở lại bộ máy chính quyền.

Hiến pháp Mỹ nói rằng có hai cách để trừng phạt một quan chức bị luận tội: phế truất hoặc "truất quyền nắm giữ và thụ hưởng bất kỳ chức vụ danh dự, tín nhiệm hoặc lợi ích nào tại nước Mỹ". Ông Trump sẽ bị kết tội và phế truất nếu điều khoản luận tội nhận được ủng hộ của ít nhất 2/3 thượng nghị sĩ trong phiên tòa tại Thượng viện.

Tuy nhiên, Hiến pháp Mỹ không quy định rõ liệu việc truất quyền ông Trump tái tranh cử có cần tới 2/3 phiếu đồng thuận hay không. Thượng viện từng truất quyền giữ chức vụ trong tương lai của tổng cộng ba người, tất cả đều là thẩm phán liên bang, với số phiếu chỉ cần quá bán.

Dù vậy, việc bỏ phiếu về tương lai chính trị chỉ xảy ra sau khi Thượng viện đã kết tội, tức là kịch bản này vẫn cần vượt qua "cửa ải" 2/3 phiếu đồng thuận. Tất cả ba thẩm phán nói trên đều bị kết tội trước khi bị truất quyền.

z2279910292505_98eb6bb3ae7fddba4afea240f67c59ec
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi và bản luận tội theo thủ tục phế truất tổng thống Donald Trump được thông qua và sẽ được chuyển lên Thượng Viện, Đồi Capitol, Washington, Mỹ, ngày 13/01/2021. Ảnh: AP/Alex Brandon.

Khả năng cao Thượng viện sẽ không kết tội ông Trump, từ đó không dẫn đến quá trình bỏ phiếu định đoạt tương lai chính trị của ông. Cần tới 67 thượng nghị sĩ tán thành việc kết tội, có nghĩa là nếu tất cả thượng nghị sĩ Dân chủ đồng tình, vẫn cần thêm 17 trong số 50 phiếu thượng nghị sĩ Cộng hòa.

Có nhiều tranh cãi về phạm vi áp dụng quy định truất quyền, Brian Kalt, giáo sư luật tại Đại học Bang Michigan, nói. Phân tích các tài liệu lịch sử, một số chuyên gia luật cho rằng quy định truất quyền trong tương lai không thể được áp dụng với chức vụ tổng thống, trong khi những người khác có quan điểm ngược lại.

Các học giả cho rằng đây là lĩnh vực chưa được khám phá, và không có câu trả lời rõ ràng. Paul Campos, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Colorado, tin rằng cuộc bỏ phiếu để truất quyền ông Trump vẫn có thể được tổ chức ngay cả khi không có đủ số phiếu để kết tội. Tòa án Tối cao Mỹ đã nói rõ rằng Thượng viện có nhiều sự tự do việc quyết định cách tiến hành phiên tòa.

Tuy nhiên, Kalt cho rằng việc truất quyền chỉ có thể diễn ra sau khi bị kết tội. Nếu không làm vậy, điều đó sẽ giống như trừng phạt tổng thống vì hành vi phạm tội mà ông không phạm phải, Kalt nói.

Khoản 3 của Tu chính án thứ 14 cung cấp một con đường khác để truất quyền tái tranh cử của ông Trump. Nó quy định rằng không ai được giữ chức vụ nếu họ tham gia vào "cuộc bạo loạn hoặc nổi loạn" chống lại Mỹ. Nó được ban hành sau Nội chiến để ngăn quân miền Nam nắm giữ các chức vụ trong chính quyền.

Theo tiền lệ, chỉ cần quá bán thành viên của cả lưỡng viện chấp nhận để đưa ra hình phạt này. Quốc hội sau đó cũng có thể đảo ngược quyết định, nhưng chỉ khi 2/3 thành viên của lưỡng viện ủng hộ.

fbi-canh-bao-co-nhom-noi-day-lon-neu-ong-trump-bi-phe-truat-36-094721
Đồi Capitol bị những người quá khích ủng hộ ông Trump chiếm đóng hôm 6/1. Ảnh: Reuters

Năm 1919, quốc hội đã sử dụng Tu chính án thứ 14 để chặn Victor Berger đảm nhận ghế trong Hạ viện, vì ông này đã tích cực phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Thế chiến I.

Khoản 3 của Tu chính án thứ 14 không giải thích nó được kích hoạt như thế nào. Trong khi đó, Khoản 5 nói rằng quốc hội có quyền thực thi quy định thông qua "luật thích hợp." Một số học giả giải thích điều này có nghĩa là đa số thành viên ở lưỡng viện quốc hội có thể ban hành luật để áp lệnh cấm tranh cử với ông Trump.

"Việc làm thế nào để kích hoạt điều khoản của Tu chính án thứ 14 rất không rõ ràng", Kalt cho biết. "Tôi nghĩ rằng nó đòi hỏi kết hợp giữa lập pháp và kiện tụng".

Kalt cho rằng nếu bị truất quyền tái tranh cử, ông Trump có thể thách thức quyết định đó tại tòa.

Năm 1993, khi Thượng viện luận tội một thẩm phán, Tòa án Tối cao Mỹ nói rằng việc đánh giá Thượng viện xét xử có hợp lý hay không là một câu hỏi chính trị và vấn đề này không thể bị mang ra tòa phân xử.

Tuy nhiên, nếu ông Trump bị truất quyền, Tòa án Tối cao hiện tại có thể phải làm rõ liệu động thái đó có hợp pháp hay không. Ông Trump đã bổ nhiệm ba trong số 9 thành viên Tòa án Tối cao, gồm: Thẩm phán Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và gần đây nhất là Amy Coney Barrett.

"Nếu bạn định nói rằng ai đó không thể tranh cử, bạn muốn quá trình kiện cáo và giải quyết mau diễn ra để tránh đêm dài lắm mộng", Kalt nói.

PHƯƠNG VŨ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement