Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hà Nội: Bắt tại trận dân buôn bơm tạp chất vào tôm

Một cơ sở kinh doanh tại khu vực chợ đầu mối phía Nam thuộc quận Hoàng Mai - Hà Nội đã bị bắt tại trận khi đang bơm tạp chất vào tôm.

Thông tin bước đầu cho biết, khoảng 4h30 phút, đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Bộ NN-PT-NT phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) đã bắt quả tang chủ cơ sở kinh doanh Lê Quang Long (nằm ngoài chợ đầu mối phía Nam, đường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội) đang thực hiện bơm tạp chất AGAR vào tôm.

Cơ sở kinh doanh bị bắt quả tang đang bơm tạp chất vào tôm tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai-Hà Nội). Ảnh: TTXVN

Tại thời điểm kiểm tra và bắt có 2 người đang bơm bơm tạp chất AGAR (thạch rau câu) còn nóng vào 8kg tôm nguyên liệu, hiện trường còn khoảng 10kg.

Theo lời khai ban đầu, cơ sở của Long đã thực hiện hành vi trên từ 3-4 tháng trước.

Cũng tại chợ đầu mối phía Nam, đoàn kiểm tra còn phát hiện chủ hộ kinh doanh Nguyễn Văn Hải đang bán 12kg tôm bơm tạp chất. Đoàn Kiểm tra đã tiến hành niêm phong và tạm giữ toàn bộ tang vật để xem xét xử lý theo quy định.

Thói quen làm dối, khó thoát lối mòn

Trước đó, nhiều lời cảnh báo về hiện tượng có một nhóm người dân nghe theo thương lái Trung Quốc xui để bơm tạp chất agar - bột rau câu vào con tôm rồi bán cho thương lái Trung Quốc. Việc này đang trở thành mối lo đối với ngành xuất khẩu thủy sản.

Sự việc được phản ánh tại các vùng nuôi tôm ven biển khu vực bán đảo Cà Mau.

Bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng kể, "nhiều nơi bơm tạp chất agar - bột rau câu vào con tôm, khi hỏi ra thì người nuôi nói do thương lái Trung Quốc yêu cầu bơm. Cơ quan chức năng phát hiện xử phạt rất nặng nhưng vì người mua Trung Quốc bảo cứ bơm rau câu vào nên người nuôi vẫn bất chấp làm theo. Việc này đã ảnh hưởng đến uy tín, nguồn hàng sản xuất của các công ty chế biến trong nước”.

Chưa hết, theo bà Thanh, khi tôm đắt hàng thì thương lái Trung Quốc mua với giá cao khiến doanh nghiệp Việt không mua được, nhưng sau đó lại không mua nữa khiến người nuôi không biết bán cho ai.

Còn ông Võ Văn Phục, Giám đốc Cty CP Thủy sản sạch VN đã than phiền: “Tôm mua qua từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang hiện có trên 90% bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và bị bơm chích agar.

Chia sẻ thêm, TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng, Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản nam Sông Hậu cho biết, hiện tượng bơm chất agar vào tôm đã xuất hiện từ khoảng 10 năm trước, nhưng ít được quan tâm. Ngoài bơm tạp chất, ông còn được nghe một doanh nghiệp ở Cà Mau than phiền tôm bị đóng đinh vào tôm để bán cho nặng cân.

Khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã phải từ chối, không mua hàng. Tuy nhiên, khi khan hàng, không đủ hàng để cung cấp cho đối tác, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng máy soi kim loại để loại bỏ đinh trong con tôm.

"Doanh nghiệp kể với tôi, việc này là thương lái người Việt làm. Họ mua 1kg đinh hết khoảng 150.000 đồng, nhưng 1kg tôm họ bán với giá 300.000 đồng, như vậy là lời cả trăm ngàn rồi", TS Tuấn kể.

Tương tự, hiện tượng bơm agar vào tôm cũng vậy.

"Một buổi sáng, một người bơm được 5kg tôm là doanh nghiệp cũng có thể thu cả tiền triệu rồi", ông Tuấn kể.

GS Võ Tòng Xuân cảnh báo, hiện tượng trên đang diễn ra không chỉ với những lô hàng bán cho thương lái Trung Quốc mà có cả ở những lô hàng xuất sang Mỹ, Nhật, những thị trường mà Việt Nam phải rất vất vả mới thò được một chân vào.

Ông lo lắng, con đường xuất ngoại của tôm Việt vẫn còn đứng chưa vững nay lại phải đối diện với nhiều mối lo bị tẩy chay, bị trả về.

Có rất nhiều lời than phiền, phàn nàn về chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất sang Nhật, Mỹ. Thậm chí, ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang hiện có trên 90% bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và bị bơm chích agar. Hầu hết các công ty xuất khẩu thủy hải sản khó tìm được sản phẩm sạch trên thị trường các tỉnh này.

Vị GS cho biết, đầu tiên hiện tượng trên xuất hiện chỉ là một vài trường hợp đơn lẻ của thương lái Trung Quốc đến thu mua tôm của người nông dân thông qua các thương lái Việt. Nhưng để kiếm lợi nhanh, những thương lái Trung Quốc đã ép thương lái Việt phải bơm agar vào tôm để bán cho họ.

"Đáng ra, những hành động gian dối trên phải bị tẩy chay, lên án, thậm chí phải được báo cho các cơ quan quản lý trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn thì nhiều người dân Việt lại chạy theo, hùa theo, hình thành lên một thói quen xấu. Đây cũng là điểm yếu của nhiều người Việt đã bị giới thương lái Trung Quốc nắm bắt được và tận dụng rất tốt.

Nhiều công ty xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam quen làm ăn chụp giật, khi nhìn thấy cái lợi trước mắt cũng buộc các thương lái người Việt phải bơm tạp chất vào tôm thì họ mới mua. Những người làm ăn chân chính, nếu không làm theo, sẽ chịu thiệt thòi.

Từ một ký tôm họ buộc thương lái Việt phải tạo ra được 1,2 ký rồi bán cho họ. Do tập tục, người nọ truyền tai người kia dần dần hình thành thói quen làm ăn gian dối. Bơm tạp chất agar vào tôm bây giờ đã trở thành một nghề. Gọi là nghề bơm agar.

Thậm chí, thương lái người Việt còn đứng ra huấn luyện thành từng nhóm nông dân chuyên đi bơm agar vào tôm", GS Võ Tòng Xuân lo ngại.

Vị GS nói thẳng, đó là hành vi vi phạm pháp luật, là hành động lừa gạt người tiêu dùng rất cần phải được nghiêm trị, xử lý thật nặng không chỉ với những thương lái Trung Quốc mà còn với ngay cả những thương lái người Việt vì sự tồn tại bền vững của ngành thủy sản Việt.

AN AN (Đất Việt)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement