Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Grab nói gì khi vội vã tăng giá cước?

Chính sách - Hạ tầng

05/12/2020 21:19

Nghị định 126 có hiệu lực từ hôm nay, 5/12 với giá cuốc xe đặt qua ứng dụng sẽ tính VAT 10% chứ không phải 3% như trước, ngay lập tức Grab tăng khấu trừ với tài xế và tăng giá cước.

Giá cước mới được Grab áp dụng từ 11h hôm nay, 5/12, theo nội dung thông báo điều chỉnh tăng phần khấu trừ với tài xế và tăng giá cước cơ bản trên toàn quốc.

Theo thông báo này, giá cước tính theo km của GrabCar 4 chỗ và 7 chỗ khu vực Hà Nội và Bắc Ninh lần lượt tăng từ 8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km và 10.000 đồng/km lên 11.000 đồng/km. Khu vực TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai tăng từ 9.000 đồng/km lên 9.500 đồng/km và 11.500 đồng/km lên 12.000 đồng/km.

Giá cước cho 2 km đầu với GrabCar 4 chỗ cũng tăng từ 25.000 lên 27.000 đồng, và xe 7 chỗ từ 30.000 lên 32.000 đồng.

Với mức giá cước mới, chi phí mỗi chuyến đi khách phải chi thêm hơn 12%, tài xế GrabBike sẽ giảm thu nhập hơn 9%. Ảnh: Internet
Với mức giá cước mới, chi phí mỗi chuyến đi khách phải chi thêm hơn 12%, tài xế GrabBike sẽ giảm thu nhập hơn 9%. Ảnh: Internet

Tương tự, giá cước GrabBike cho 2 km đầu tiên tăng từ 10.000 lên 11.000 đồng/km, và mỗi km sau đó tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km. Giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 đồng/phút lên 350 đồng/phút.

Với mức giá mới, cước phí khách trả tương đương tăng khoảng hơn 12%, quãng đường càng dài thì mức tăng càng lớn.

Cùng với tăng giá cước lên khách hàng , Grab cũng tăng tỷ lệ chiết khấu tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế.

Theo đó, tỷ lệ chiết khấu tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike từ 20% lên 27,273%. Đối với tài xế GrabCar, chiết khấu trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên 28,364% với tài xế trước đây chịu phí ứng dụng 20%, và tăng từ 28,375% lên 32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%.

Grab cho biết với GrabCar, hãng khấu trừ VAT 10%, thuế thu nhập cá nhân 1,5% và phí sử dụng ứng dụng (20% hoặc 25%, không thay đổi) trên mỗi chuyến xe GrabCar.

Với GrabBike, sẽ kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (10% hoặc theo hướng dẫn của cơ quan thuế tùy thời điểm) cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho tài xế với tỷ lệ 80%.

Tài xế Grab lo giảm thu nhập trước quyết định mới. Ảnh: PL&BĐ
Tài xế Grab lo giảm thu nhập trước quyết định mới. Ảnh: PL&BĐ

Ví dụ khách đi cuốc xe GrabBike 100.000 đồng thì thuế VAT phải thu là 10.000 đồng. Còn lại 90.000 đồng tài xế sẽ phải trả chiết khấu cho Grab khoảng 25.000 đồng, chỉ nhận về khoảng 65.000 đồng.

Grab giải thích việc tăng giá cước là do quy định mới của Nghị định 126. Để đảm bảo mức thu nhập cho tài xế, hãng đã phải tăng giá cước cơ bản các dịch vụ.

Theo Nghị định 126 - có hiệu lực từ 5/12, cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Go-Jek... sẽ thay đổi. Giá một cuốc xe đặt qua ứng dụng gọi xe phải tính 10% VAT, tương tự taxi truyền thống.

Thay vì tách riêng tài xế đóng 3% thuế VAT trên doanh thu thực nhận và doanh nghiệp đóng 10% thuế VAT trên phần chiết khấu như trước, doanh nghiệp (be, VATO, Grab, Go-Jek...) sẽ có kê khai và nộp 10% thuế VAT trên tổng doanh thu mà khách hàng thanh toán. Đây là phần thuế mà người dùng phải trả và doanh nghiệp chỉ là bên nộp hộ.

Theo quy định cũ trước ngày 5/12/2020, Grab có nghĩa vụ thu hộ và nộp thuế đối với các tài xế có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Các tài xế chịu 2 loại thuế, gồm 3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân. Khi áp dụng Nghị định 126, phần thuế giá trị gia tăng của tài xế sẽ được điều chỉnh tăng từ 3% lên 10%.

Phía Gojek cho biết doanh nghiệp này là đơn vị cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối chứ không phải đơn vị vận tải, nên chưa biết có áp dụng theo Nghị định 126 hay không. Hiện Gojek đã liên hệ cơ quan chức năng để làm rõ nhưng vẫn chưa được trả lời chính thức.Hiện các vấn đề liên quan đến giá cước, chiết khấu, khấu trừ thuế của hãng gọi xe này chưa có gì thay đổi.

Theo quy định của Nghị định 126, kể từ ngày 5/12, các nền tảng gọi xe sẽ phải thực hiện kê khai và thu hộ thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho các cá nhân. Mức thuế thu hộ là 10% tính trên tổng doanh thu phát sinh, thay vì mức thu 3% trên phần doanh thu được nhận như hiện nay.

Điểm mới của quy định này là khai thuế trên tổng doanh thu hoạt động hợp tác kinh doanh giữa tổ chức và cá nhân.

Theo đó: "Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh, mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân, cho cá nhân hợp tác kinh doanh”.

Với quy định này, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải như Grab, Gojek, be… phải thực hiện khai và nộp thuế GTGT ở mức 10%.

Quy định mới sẽ áp dụng thống nhất đối với tất cả các loại hình dịch vụ vận tải.


Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement